MENU

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

EQ-TRÍ TUỆ CẢM XÚC-6 YẾU TỐ CẦN THIẾT

 EQ-TRÍ TUỆ CẢM XÚC-6 YẾU TỐ CẦN THIẾT

 “Khi sức khỏe cảm xúc của chúng ta đang ở trạng thái xấu thì mức độ lòng tự trọng của chúng ta cũng vậy. Chúng ta phải sống chậm lại và giải quyết những thứ đang làm phiền lòng mình để có thể tận hưởng niềm vui đơn giản của việc trở nên hạnh phúc và bình yên với chính bản thân mình.” Jess Scott

TUYỂN DỤNG, VIỆC LÀM, DU HỌC,PI. NETWORK. CRYPTOCURRENCIES,BLOCKCHAIN,
BẠN BIẾT PI NETWORK CHƯA ?

Trí tuệ xúc cảm (EQ hay EI) có thể hiểu là là khả năng thấu hiểu, quản lý và bày tỏ một cách hiệu quả cảm xúc của bản thân, cũng như can thiệp và len lỏi thành công trong cảm xúc của những người khác. Theo Talent Smart, 90% những người làm việc hiệu quả cao có EQ cao, trong khi 80% những người làm việc hiệu quả thấp có EQ thấp. Trí tuệ xúc cảm thật sự rất cần thiết trong sự hình thành, phát triển, duy trì và nâng cao những mối quan hệ cá nhân gần gũi. Không giống như IQ sẽ không thay đổi đáng kể trong suốt cuộc đời, EQ của chúng ta có thể tiến triển và tăng lên với đam mê học hỏi và phát triển của chúng ta.

Dưới đây là 6 bí quyết để tăng trí tuệ xúc cảm của bạn.

1.     Khả Năng Giảm Những Cảm Xúc Tiêu Cực

Có lẽ không có khía cạnh nào của EQ quan trọng hơn khả năng quản lý hiệu quả những cảm xúc tiêu cực của mình để chúng không áp đảo và ảnh hưởng sự đánh giá của chúng ta. Để thay đổi cách chúng ta cảm nhận về một tình huống, trước tiên chúng ta phải thay đổi cách nghĩ về nó. Đây là 2 ví dụ:

A.   Làm giảm sự cá nhân hóa có tính tiêu cực. Khi bạn cảm nhận bất lợi về hành vi của ai đó, tránh việc nhanh chóng đi tới kết luận tiêu cực ngay lập tức. Thay vào đó, nghĩ ra nhiều cách để quan sát tình huống trước khi phản ứng. Ví dụ, tôi có thể sẽ nghĩ bạn tôi không nghe điện thoại của tôi vì cô ấy đang phớt lờ tôi, hoặc tôi có thể cân nhắc khả năng cô ấy đang bận. Khi chúng ta tránh việc biến hành vi của người khác thành "chuyện riêng tư", chúng ta có thể nhìn nhận những biểu hiện của họ một cách khách quan hơn. Mọi người làm gì cũng là vì họ hơn là vì chúng ta. Mở rộng quan điểm của chúng ta có thể làm giảm đi khả năng hiểu lầm.

B.   Làm giảm nỗi sợ cự tuyệt. Một cách hiệu quả để quản lý nỗi sợ bị cự tuyệt là tìm cho bản thân nhiều lựa chọn trong những tình huống quan trọng để cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra bạn đều có nhiều sự lựa chọn vững chắc khác để vượt qua nó. Tránh việc tập trung quá nhiều vào một thứ (về mặt cảm xúc) bằng cách xác định kế hoạch B, và cả C nếu kế hoạch A không thành công. Chẳng hạn như:

Nỗi sợ cự tuyệt tăng lên: “Tôi đang xin vào làm công việc mà mình mơ ước. Tôi sẽ sụp đổ mất nếu họ không chịu mướn tôi.”

Nỗi sợ cự tuyệt giảm xuống: “Tôi đang xin vào làm cho ba vị trí thú vị. Nếu một vị trí không thành công, vẫn còn hai cái nữa mà tôi đủ điều kiện để ứng tuyển.”

2.     Khả Năng Giữ Bình Tĩnh Và Kiềm Chế Căng Thẳng

Nhiều người trong chúng ta phải trải qua một vài mức độ căng thẳng trong cuộc sống. Cách chúng ta giải quyết tình huống căng thẳng có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc trở nên quyết đoán và tự chủ, thay vì lung túng. Khi áp lực, điều quan trọng nhất là giữ được sự bình tĩnh. Đây là hai mẹo hữu ích:

A.   Nếu bạn cảm thấy lo lắng và bồn chồn, hãy rửa mặt bằng nước lạnh và hít thở không khí trong lành. Nhiệt độ mát mẻ có thể giúp giảm mức độ bồn chồn của chúng ta. Tránh các loại thức uống có chứa caffeine có thể kích thích sự lo lắng.

B.   Nếu bạn cảm thấy e sợ, chán nản hay nản lòng, hãy thử những bài tập aerobic mạnh. Tiếp năng lượng cho bản thân. Cách chúng ta sử dụng cơ thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách chúng ta cảm nhận. Như câu nói – hành động sai khiến cảm xúc. Khi bạn cảm nhận được sức sống của cơ thể mình, sự tự tin của bạn cũng sẽ tăng.

3.     Khả Năng Trở Nên Quyết Đoán Và Thể Hiện Những Xúc Cảm Khó Có Thể Bộc Lộ Nhất, Khi Cần Thiết

“Được là chính mình đòi hỏi chúng ta phải nói chuyện cởi mở về những thứ quan trọng với chúng ta, chúng ta phải biết rõ ràng mình ở vị trí nào trong những vấn đề quan trọng có liên quan tới cảm xúc và chúng ta phải làm rõ những giới hạn của việc gì là chấp nhận được và dung thứ được đối với mình trong một mối quan hệ.” - Harriet Lerner

Có những lúc trong cuộc sống khi việc dựng nên những rào cản đúng đắn rất quan trọng, để mọi người biết chúng ta đứng ở đâu. Chúng có thể bao gồm tập nói không đồng ý (mà không cần phải trở nên gắt gỏng), nói “Không” mà không phải cảm thấy tội lỗi, đặt ra những sự ưu tiên của bản thân, nhận lấy những thứ chúng ta đã phải trả giá để có và tự bảo vệ mình khỏi sự ép buộc và tổn hại.

TUYỂN DỤNG, VIỆC LÀM, DU HỌC,PI. NETWORK. CRYPTOCURRENCIES,BLOCKCHAIN,
BẠN BIẾT PI NETWORK CHƯA ?

Một phương pháp để cân nhắc khi cần bày tỏ những cảm xúc khó khăn là phương pháp XYZ – Tôi cảm thấy X khi bạn làm Y trong tình cảnh Z. Đây là một và ví dụ:

“Tôi thực sự cảm thấy tôi nên nhận lấy sự công nhận của công ty dựa trên những sự đóng góp của mình.”

“Tôi cảm thấy không thoải mái khi bạn muốn tôi giúp bạn vượt trên cả những sự ưu tiên của chính tôi.”

“Tôi cảm thấy thất vọng khi bạn không làm theo như vậy khi bạn nói bạn sẽ làm.”

Tránh sử dụng những câu bắt đầu bằng “bạn” và theo sau đó là sự buộc tội hay phán xét, chẳng hạn như “bạn là…,” “bạn nên…,” “bạn cần phải….” Từ “bạn” theo sau bởi những câu nói mang tính chỉ thị như thế khiến người nghe đặt mình vào thế phòng bị và khiến họ ít có khả năng cởi mở với những gì bạn sắp nói.

4.     Khả Năng Để Chủ Động Giải Quyết Chứ Không Chỉ Phản Ứng Theo Bản Năng Khi Đối Mặt Với Một Người Khó Tính

Nhiều người trong chúng ta sẽ gặp những con người vô lý trong cuộc sống. chúng ta có thể “mắc kẹt” với những cá nhân khó tính ở nơi làm việc hay ở nhà. Sẽ rất dễ để cho một người hay khiêu khích ảnh hưởng tới chúng ta và làm hỏng cả một ngày của ta. Đâu là những bí quyết để có thể chủ động giải quyết khó khăn trong những tình huống như thế? Đây là một vài mẹo:

A.   Khi bạn cảm thấy giận dữ và bực bội với ai đó, trước khi nói gì đó có thể khiến bạn hối tiếc, hãy hít thở thật sâu và đếm chậm đến mười. Trong nhiều trường hợp, khi bạn đếm đến mười, bạn sẽ nảy ra cách tốt hơn để trao đổi vấn đề để có thể giảm nhẹ thay vì phức tạp hóa vấn đề. Nếu bạn vẫn thấy bực bội sau khi đếm đến mười, hãy bỏ qua vấn đề đó trong một khoảng thời gian nếu có thể và nhìn lại vấn đề sau khi bạn đã bình tĩnh.

B.   Một cách khác để giảm tính phản ứng bản năng là thử đặt bản thân vào vị trí của người gây khó khăn cho bạn, dù chỉ là trong một khoảnh khắc. Chẳng hạn như nghĩ về người mà bạn đang phải đối phó và hoàn thành câu sau: “Chắc hẳn là không dễ dàng….”

“Con tôi đang trở nên quá kháng cự. Chắc hẳn là không dễ dàng để thằng bé có thể đối phó với việc học và áp lực xã hội …”

“Sếp của tôi rất khắt khe. Chắc hẳn cô ấy cũng không dễ dàng gì khi được ban quản lý đặt kỳ vọng cao như vậy…”

Để chắc chắn thì những lời nói thể hiện sự đồng cảm này không phải để bào chữa cho những hành động không thể chấp nhận. Cái chính là để nhắc nhở bản thân bạn rằng mọi người làm việc mà họ đang làm là vì vấn đề của chính họ. Miễn là chúng ta có lý và có ý tứ, những hành vi khó nhằn từ người khác thể hiện rất nhiều về bản thân họ hơn là về chúng ta. Bằng cách loại bỏ việc cá nhân hóa vấn đề, chúng ta có thể nhìn nhận tình huống khách quan hơn và nghĩ ra nhiều cách tốt hơn để giải quyết chúng.

C.   Đặt ra hệ quả. Khả năng nhìn nhận và khẳng định một hoặc nhiều hệ quả là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể dùng để “hạ gục” một người khó tính. Khi hệ quả được trình bày rõ ràng một cách hiệu quả, nó có thể khiến người khó tính tạm dừng lại và buộc anh ấy hay cô ấy phải chuyển từ sự xúc phạm sang tôn trọng bạn.

5.     Khả Năng Thoát Khỏi Nghịch Cảnh

“Tôi đã trượt 9000 cú bóng trong sự nghiệp của mình. Tôi đã thua cuộc gần 300 cuộc đấu. Đã 26 lần tôi được tin tưởng sẽ chơi cú chiến thắng và rồi ném trượt. Tôi thất bại hết lần này đến lần khác trong đời. Và đó là lý do tôi thành công.” – Michael Jordan.

Cuộc đời luôn là cả một thách thức. Chúng ta đều biết thế. Chúng ta lựa chọn cách mình nghĩ, cảm nhận và hành động liên quan với những thử thách cuộc đời như thế nào thường có thể tạo ra sự khác biệt giữa hi vọng và tuyệt vọng, giữa lạc quan và thất vọng và giữa chiến thắng và thất bại. Với mỗi hoàn cảnh thử thách chúng ta gặp phải, hãy hỏi những câu hỏi như “Bài học ở đây là gì?” “Tôi có thể học được gì từ trải nghiệm này?” “Điều gì là quan trọng nhất bây giờ?” và “Nếu tôi suy nghĩ một cách sáng tạo, đâu là những cách giải quyết tốt hơn?” Chất lượng câu hỏi chúng ta tự hỏi càng cao, chất lượng câu trả lời chúng ta nhận được càng tốt. Hãy hỏi những câu hỏi có tính xây dựng dựa trên học hỏi và sự ưu tiên, chúng ta có thể có được quan điểm đúng đắn để giúp mình giải quyết tình huống nhanh chóng.

TUYỂN DỤNG, VIỆC LÀM, DU HỌC,PI. NETWORK. CRYPTOCURRENCIES,BLOCKCHAIN,
BẠN BIẾT PI NETWORK CHƯA ?

“Abraham Lincoln thua tám cuộc bầu cử, thất bại hai lần trong kinh doanh và trải qua một cuộc suy nhược thần kinh trước khi trở thành tổng thống Mỹ.” Wall Street Journal

6.     Khả Năng Bày Tỏ Những Cảm Xúc Riêng Tư Trong Những Mối Quan Hệ Riêng Tư Thân Thiết

Khả năng bày tỏ và nhìn nhận một cách hiệu quả những cảm xúc âu yếm và yêu thương là cần thiết để duy trì các mối quan hệ cá nhân thân thiết. Trong trường hợp này, “hiệu quả” có nghĩa là chia sẽ những cảm xúc riêng tư với ai đó trong một mối quan hệ thích hợp, theo một cách có tính nuôi dưỡng và dựng xây, giúp ta phản hồi một cách quyết đoán khi đối phương cũng làm điều tương tự.

“Con tim của một người sẽ héo mòn nếu nó không được đáp lại bằng một trái tim khác.” – Pearl Buck

Nhà tâm lý học John Gottman gọi sự biểu hiện của những cảm xúc mật thiết là “sự mời gọi.” Sự mời gọi có thể là bất kỳ phương pháp nào của sự kết nối tích cực giữa hai người khao khát một mối quan hệ thân mật. Ví dụ như:

Ngôn ngữ mời gọi: “Em như thế nào rồi?” “Anh đang cảm thấy thế nào?” “Tôi yêu em.” “Em cảm kích anh.” “Anh rất thích khi mình nói chuyện thế này.” “Em mừng vì chúng ta đã cùng nhau trải qua khoảng thời gian này.” “Anh thật là một người bạn tốt.” “Em xin lỗi.”

Ngôn ngữ cơ thể: tương tác với ánh mắt tích cực, ôm ấp, cười, vỗ khuỷu tay, khoát tay qua vai.

Hành động: đưa đồ ăn và thức uống, thẻ cá nhân, một món quà sâu sắc, một sự ưu ái cần thiết. Thể hiện sự đồng cảm. Tham gia vào những hoạt động chung tạo mối liên kết gần nhau hơn.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Gottman cho thấy những mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp thường mời mọc lẫn nhau dưới đa dạng cách thức, tới cả trăm lần mỗi ngày. Những lời nói và cử chỉ có thể có cả triệu biến thể, tất cả về bản chất, đều nói lên “Tôi quan tâm đến bạn,” “Tôi muốn kết nối với bạn,” và “Bạn rất quan trọng trong cuộc sống của tôi.” Sự mời gọi kiên định và nhất quán là cần thiết để duy trì và phát triển những mối quan hệ cá nhân, thân thiết. Nó là vitamin của tình yêu.

----------                                   

Tác giả: Preston Ni

Link bài gốc:  How to Increase Your Emotional Intelligence ― 6 Essentials

Dịch giả: Lê Hoàng Thảo Nguyên - ToMo - Learn Something New 

 

📱📱📱 Hãy tranh thủ đào trước khi quá muộn!
TUYỂN DUNG, VIỆC LÀM, DU HỌC,PI WALLET,PI. NETWORK. CRYPTOCURRENCIES, BITCOIN
BẠN CÓ BIẾT PI KHÔNG ?

👉👉👉 Hướng dẫn đào đồng Pi Network qua 6 bước:
👉 Bước1: Bạn vào CH PLAY hoặc App Store để tìm và tải App Pi Network về điện thoại.
👉 Bước 2: Click vào ứng dụng đã cài, rồi vào "continue with phone number". Chọn "Vietnam +84" rồi điền số điện thoại của mình.
👉 Bước 3: Nhập password cho tài khoản (tối thiểu 8 ký tự, có 1 chữ viết hoa và 1 số)
👉 Bước 4: Nhập họ và tên (không dấu) vào "first name" và "last name".
👉 Bước 5: Mục "Choose username" các bạn nhập tên tài khoản, nhớ là viết liền không dấu (ví dụ: hovaten).
👉 Bước 6: Mục "Invitation code" các bạn nhập "Thienco71" rồi ấn SUBMIT. Sau đó vào App Pi Network bấm biểu tượng hình tia sét ⚡ và bắt đầu tích lũy Pi.
🆘🆘🆘 Lưu ý: Cứ sau 24 giờ nhớ vào lại App Pi Network bấm nút tia sét ⚡ 1 lần, ngày nào cũng thế!
👉👉👉 Link nhóm Zalo hỗ trợ : https://zalo.me/g/hnncgh536

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét