Trong quy trình tuyển dụng, phỏng vấn qua điện thoại đã trở nên không quá xa lạ đối với nhà tuyển dụng lẫn ứng viên. Đây là bước giúp nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ và sàn lọc ứng viên cho vòng phỏng vấn trực tiếp. Nếu ghi điểm tốt, cơ hội vào vòng phỏng vấn trong là rất cao. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng ý thức được tầm quan trọng của phỏng vấn qua điện thoại để có sự chuẩn bị cần thiết.
Làm gì để không bất ngờ khi nhận điện thoại từ nhà tuyển dụng? Trả lời như thế nào để hồ sơ của bạn lọt tiếp vào vòng trong? Công thức 8+4 sau sẽ giúp bạn!
8 điều nên làm
1. Thực tập phỏng vấn. Sự lưu loát và tự tin trước nhà tuyển dụng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đóng vai nhà tuyển dụng và đưa ra các câu hỏi và tình huống cụ thể cho bạn trả lời. Bạn nên nhờ họ nhận xét xem giọng bạn có run quá không, bạn nói thế nào, có đủ nghe hay quá to…
2. Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Đây có thể xem là lần nói chuyện đầu tiên và chính thức của bạn với nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng cơ hội này để cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin, cũng như trình bày thêm những gì mà hồ sơ tìm việc của bạn có thể chưa nói hết được.
3. Chủ động để xưng hô tự tin. Đừng để người phỏng vấn và chính bạn mơ hồ về tuổi tác và giới tính của nhau. Bạn hãy chủ động giới thiệu về mình và hỏi người phỏng vấn xem bạn nên xưng hô với họ thế nào.
4. Chọn không gian yên tĩnh. Đừng trả lời phỏng vấn ở những nơi quá ồn ào vì bạn sẽ không thể nghe hết những gì nhà tuyển dụng nói. Hãy chọn một nơi yên tĩnh và tiện lợi, chuẩn bị sẵn một chiếc ghế, bàn, một tờ giấy, một cây bút...
5. Đặt hồ sơ tìm việc trước mặt. Phỏng vấn qua điện thoại là cơ hội để bạn chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người xứng đáng được phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy hãy chuẩn bị cẩn thận. Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi những câu hỏi để kiểm tra lại những gì bạn đã ghi trong hồ sơ tìm việc. Vì dụ như: "Tôi thấy trong hồ sơ bạn đã ghi rằng bạn có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực Marketing, vậy bạn có thể tóm tắt lại những gì đã làm trong thời gian đó?". Hồ sơ tìm việc đặt sẵn sẽ giúp bạn không rơi vào tình cảnh bối rối vì không nhớ hết những việc mình đã làm. Nhìn vào hồ sơ, tóm tắt sơ lược những công việc mình đã đảm nhiệm và đừng quên nhấn mạnh vào những thành tích nổi bật bạn đã đạt được. Lưu ý rằng, những kinh nghiệm hay thành tích này phải phù hợp với yêu cầu của công việc bạn đang phỏng vấn.
6. Nói rõ ràng. Hãy đảm bảo rằng bạn trả lời phỏng vấn một cách rõ ràng, và bạn cũng nghe rõ những điều người phỏng vấn nói.
7. Đứng khi trả lời phỏng vấn. Theo các chuyên gia thì ở tư thế đứng bạn sẽ trả lời một cách dễ dàng hơn. Nhưng nếu cuộc nói chuyện kéo dài, bạn có thể ngồi một chút rồi lại đứng dậy.
8. Kết thúc buổi phỏng vấn ấn tượng. Cũng giống như phỏng vấn trực tiếp, hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ở bên kia đầu dây bằng những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị. Và cũng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng bạn nhé!
4 điều không nên làm
1. Nói không ngớt. Nếu bạn đã trả lời xong câu hỏi của mình mà người phỏng vấn không hỏi tiếp thì bạn cũng không nên huyên thuyên để “chữa cháy”. Có thể họ đang dành thời gian để bạn nói hết suy nghĩ của mình. Hoặc cũng có thể họ đang phân tích câu trả lời của bạn.
2. Hắt hơi hay ho. Nếu bạn không thể kiềm chế được thì nên xin lỗi người phỏng vấn trước, rồi để máy nghe xa ra.
3. Tỏ vẻ hoảng hốt. Đừng thể hiện như vậy khi người phỏng vấn hỏi bạn những điều bạn chưa chuẩn bị hoặc chưa kịp nghĩ ra. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn vài phút suy nghĩ. Bạn biết không sự thiếu tự tin có thể thể hiện qua giọng nói và hơi thở của bạn đấy.
4. Ăn uống. Đây là điều đại kỵ trong khi tham gia phỏng vấn qua điện thoại. Nhai nhóp nhép khi nói chuyện điện thoại bình thường đã là kém lịch sự rồi, huống chi đây là buổi phỏng vấn. Tránh nhai cả kẹo cao su bạn nhé!
Làm gì để không bất ngờ khi nhận điện thoại từ nhà tuyển dụng? Trả lời như thế nào để hồ sơ của bạn lọt tiếp vào vòng trong? Công thức 8+4 sau sẽ giúp bạn!
8 điều nên làm
1. Thực tập phỏng vấn. Sự lưu loát và tự tin trước nhà tuyển dụng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đóng vai nhà tuyển dụng và đưa ra các câu hỏi và tình huống cụ thể cho bạn trả lời. Bạn nên nhờ họ nhận xét xem giọng bạn có run quá không, bạn nói thế nào, có đủ nghe hay quá to…
2. Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Đây có thể xem là lần nói chuyện đầu tiên và chính thức của bạn với nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng cơ hội này để cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin, cũng như trình bày thêm những gì mà hồ sơ tìm việc của bạn có thể chưa nói hết được.
3. Chủ động để xưng hô tự tin. Đừng để người phỏng vấn và chính bạn mơ hồ về tuổi tác và giới tính của nhau. Bạn hãy chủ động giới thiệu về mình và hỏi người phỏng vấn xem bạn nên xưng hô với họ thế nào.
4. Chọn không gian yên tĩnh. Đừng trả lời phỏng vấn ở những nơi quá ồn ào vì bạn sẽ không thể nghe hết những gì nhà tuyển dụng nói. Hãy chọn một nơi yên tĩnh và tiện lợi, chuẩn bị sẵn một chiếc ghế, bàn, một tờ giấy, một cây bút...
5. Đặt hồ sơ tìm việc trước mặt. Phỏng vấn qua điện thoại là cơ hội để bạn chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người xứng đáng được phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy hãy chuẩn bị cẩn thận. Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi những câu hỏi để kiểm tra lại những gì bạn đã ghi trong hồ sơ tìm việc. Vì dụ như: "Tôi thấy trong hồ sơ bạn đã ghi rằng bạn có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực Marketing, vậy bạn có thể tóm tắt lại những gì đã làm trong thời gian đó?". Hồ sơ tìm việc đặt sẵn sẽ giúp bạn không rơi vào tình cảnh bối rối vì không nhớ hết những việc mình đã làm. Nhìn vào hồ sơ, tóm tắt sơ lược những công việc mình đã đảm nhiệm và đừng quên nhấn mạnh vào những thành tích nổi bật bạn đã đạt được. Lưu ý rằng, những kinh nghiệm hay thành tích này phải phù hợp với yêu cầu của công việc bạn đang phỏng vấn.
6. Nói rõ ràng. Hãy đảm bảo rằng bạn trả lời phỏng vấn một cách rõ ràng, và bạn cũng nghe rõ những điều người phỏng vấn nói.
7. Đứng khi trả lời phỏng vấn. Theo các chuyên gia thì ở tư thế đứng bạn sẽ trả lời một cách dễ dàng hơn. Nhưng nếu cuộc nói chuyện kéo dài, bạn có thể ngồi một chút rồi lại đứng dậy.
8. Kết thúc buổi phỏng vấn ấn tượng. Cũng giống như phỏng vấn trực tiếp, hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ở bên kia đầu dây bằng những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị. Và cũng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng bạn nhé!
4 điều không nên làm
1. Nói không ngớt. Nếu bạn đã trả lời xong câu hỏi của mình mà người phỏng vấn không hỏi tiếp thì bạn cũng không nên huyên thuyên để “chữa cháy”. Có thể họ đang dành thời gian để bạn nói hết suy nghĩ của mình. Hoặc cũng có thể họ đang phân tích câu trả lời của bạn.
2. Hắt hơi hay ho. Nếu bạn không thể kiềm chế được thì nên xin lỗi người phỏng vấn trước, rồi để máy nghe xa ra.
3. Tỏ vẻ hoảng hốt. Đừng thể hiện như vậy khi người phỏng vấn hỏi bạn những điều bạn chưa chuẩn bị hoặc chưa kịp nghĩ ra. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn vài phút suy nghĩ. Bạn biết không sự thiếu tự tin có thể thể hiện qua giọng nói và hơi thở của bạn đấy.
4. Ăn uống. Đây là điều đại kỵ trong khi tham gia phỏng vấn qua điện thoại. Nhai nhóp nhép khi nói chuyện điện thoại bình thường đã là kém lịch sự rồi, huống chi đây là buổi phỏng vấn. Tránh nhai cả kẹo cao su bạn nhé!
Bài viết hay, Thanks.
Trả lờiXóa