Nếu muốn thành công, bạn hãy bắt đầu từ việc quyết định "không làm" một vài việc. Khi bạn biết cách làm việc có nguyên tắc, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Nguồn "nhiên liệu" thúc đẩy chúng ta hành động không phải
thể lực mà là ý chí.
Người ta thường hay nói tuổi trẻ còn có thể nỗ lực thì hãy cố gắng làm nhiều, thử nhiều nhất có thể, tuy nhiên, mù quáng tham gia vào tất cả mọi chuyện mà không cân nhắc đến yếu tố hứng thú và năng khiếu sẽ chỉ tiêu hao ý chí của bạn. Rất nhiều khi, thân thể thì vẫn khỏe mạnh, nhưng bạn chẳng còn đủ ý chí cho những việc thực sự quan trọng và thực sự cần bạn nỗ lực nữa.
So với việc cố gắng một cách vô
nghĩa, bạn nên tập trung vào thế mạnh của bản thân, và bỏ tiền ra mời người
chuyên nghiệp xử lý những việc bạn không giỏi.
Hãy bắt đầu "không
làm"!
1. ĐỪNG LÀM BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG
VIỆC ĐƠN GIẢN
Mỗi khi bước vào một ngày làm việc
mới, hãy bắt đầu từ việc khó nhất. Hãy tập trung tinh thần vào việc quan trọng
nhất, đừng tiêu hao sự tỉnh táo và nhiệt huyết buổi sáng cho những việc đơn
giản. Điều này dễ dẫn đến hậu quả là khi động đến những việc khó và thực sự
quan trọng, bạn đã bắt đầu mệt mỏi.
Khi còn đi học, chúng ta được dạy
rằng hãy hoàn thành bài thi theo thứ tự từ dễ đến khó, cố gắng ăn nhiều điểm
nhất có thể. Nhưng giờ bạn đã đi làm, không có phần thi nào bạn có thể thản
nhiên bỏ lại nếu không đủ thời gian, bạn phải chịu trách nhiệm cho những việc
bạn cần làm, và cả những việc bạn đã làm. Hãy dồn sức lực và ý chí vào những việc xứng
đáng nhất trước tiên.
2. ĐỪNG LÀM NHIỀU VIỆC CÙNG LÚC
Hiện nay, người ta không ngừng cố
gắng phát triển đa nhiệm cho các thiết bị điện tử, cũng tức là cố gắng để máy
móc xử lý trơn tru nhiều tác vụ cùng một lúc, dù bạn có liên tục chuyển qua
chuyển lại giữa các tác vụ thì kết quả và thời gian xử lý cũng không thay đổi.
Tuy nhiên, bộ não con người thì khó mà phát triển được đến mức đó.
Khi bạn thực hiện nhiều việc cùng
một lúc, bạn sẽ liên tục bị phân tâm. Người linh hoạt giải quyết nhiều việc một
lúc trông có vẻ rất tài giỏi, nhưng thực ra cách làm này chỉ khiến thời gian
dành cho mỗi tác vụ bị tăng lên trong khi chất lượng và khả năng sáng tạo thì
giảm xuống. không chỉ vậy, mọi chuyện thậm chí sẽ còn tồi tệ hơn nếu cách xử lý
công việc này trở thành thói quen của bạn.
3. KHÔNG LÀM VIỆC MỘT CÁCH LỘN XỘN
Làm việc có kế hoạch, tức là cố
gắng hết sức cố định các quy trình công việc mỗi ngày, ví dụ như chăm sóc các
mối quan hệ, xử lý các việc linh tinh... Mục đích của việc xây dựng quy trình
này là để tiết kiệm thời gian cân nhắc và đưa ra quyết định cho từng việc một,
nhất là khi bạn đã từng làm việc tương tự trước đó.
Bạn muốn ăn gì vào bữa sáng? Hôm
nay bạn sẽ mặc gì ra ngoài? Sau khi đến công ty thì làm gì đầu tiên nhỉ? Buổi
trưa ăn gì? Sau khi tan làm thì làm gì? Nếu bạn có quyết định cho những việc
này từ trước thì không cần suy nghĩ về chúng mỗi ngày nữa, chỉ cần cứ theo đó
mà thực hiện là xong.
Ngoài ra, những quy trình được cố
định từ trước này cũng có một tác dụng rất quan trọng, đó là giúp bạn duy trì
việc thực hiện những chuyện phiền phức. Chúng ta sẽ luôn gặp phải những chuyện
phiền hà khó chịu nhưng vẫn phải làm, nếu chúng được thực hiện theo quy trình
định sẵn, không khiến bạn phải nghĩ nhiều và nhanh chóng kết thúc, chúng sẽ dễ
chịu hơn phần nào.
Bằng cách giảm suy nghĩ và tránh ra
quyết định, hầu hết mọi việc có thể được tiến hành từng bước.
Tóm lại, nếu muốn thành công, hãy bắt đầu từ việc quyết định những gì mình sẽ "không làm". Khi bạn biết được giới hạn của mình, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều. Cùng với đó, vì đã loại bỏ được kha khá công việc ra khỏi danh sách cần thực hiện, khối lượng công việc cũng như áp lực của bạn sẽ nhẹ nhàng đi không ít, điều này tạo ra động lực để bạn bắt tay vào hành động.
CÒN BẠN: Bạn tham gia cùng chúng Tôi chứ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét