Tăng tốc sự nghiệp có khó không? Có bắt buộc bạn phải là nhân viên nổi bật nhất công ty, được sếp “yêu” đồng nghiệp “quý”, hay bạn phải sở hữu những kỹ năng vượt trội mà hiếm ai có được để có thể thăng tiến?
Câu trả lời có thể là đúng có thể là sai vì việc này vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng chúng tôi biết có 10 cách đơn giản chắc chắn giúp bạn tăng tốc sự nghiệp “vù vù” ngay cả trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.
1. Hiểu rõ về công ty
Theo những chuyên viên hướng nghiệp, khi đã là thành viên của một doanh nghiệp, bạn phải chắc chắn rằng bạn nắm rõ phương thức kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp đó hơn tất cả những người ngoài ngành hoặc không thuộc công ty bạn.
Hãy nắm chắc những khuynh hướng trong ngành cũng như những động thái của đối thủ cạnh tranh ngay cả khi những thông tin này không hề liên quan đến công việc bạn đang làm, bởi lẽ những nhân viên nhạy bén trong việc tiếp cận và nắm vững thông tin luôn nhận được sự chú ý và đánh giá cao từ cấp trên.
2. Lời khuyên từ những “tiền bối”
Karen Fuqua - Chủ tịch Fuqua Consulting Group - không thể quên những gì bà đã nhận được khi khởi nghiệp. Chưa từng đảm nhận trọng trách lớn trước đó nên khi ngồi vào chiếc “ghế nóng”, Karen đã “đánh bạo” gửi thư cho 50 nữ doanh nhân hàng đầu theo bình chọn của tạp chí Fortune lúc bấy giờ để mong họ có thể cho bà một lời khuyên, hay ít nhất là một lời động viên bà trong cương vị mới.
Và Karen Fuqua nhớ lại: “Tôi chẳng thể hình dung nổi về sự phản hồi mà mình đã nhận được. Những lá thư họ gửi cho tôi thật tuyệt vời. Các nữ doanh nhân hàng đầu đó đã động viên, cho tôi lời khuyên về những điều nên và không nên làm khi kinh doanh, họ thậm chí còn tiết lộ cho tôi những bí quyết thành công của họ. Tôi không thể tưởng tượng được mọi thứ lại dễ thực hiện và hiệu quả đến không ngờ như thế”.
3 . Hiểu rõ về công việc
Để thăng tiến nhanh, ngoài hoàn thành tốt những nhiệm vụ bạn được giao, hãy dành thời gian quan sát và tìm hiểu để có được sự hiểu biết nhất định về công việc của đồng nghiệp cũng như cấp trên của mình. Như vậy, trong trường hợp cấp trên hoặc đồng nghiệp vì một sự cố nào đó không thể tiếp tục công việc đang dang dở của mình, bạn có thể chủ động thay họ nhận và nỗ lực để hoàn thành tốt những việc đó. Với hành động này bạn sẽ “ghi điểm” cao trong mắt các lãnh đạo và tạo được ưu thế so với đồng nghiệp.
Tuy nhiên, phương pháp này mang lại kết quả tốt nhất khi mục đích của bạn là rèn luyện khả năng thích ứng, cũng như hướng đến việc giúp đỡ đồng nghiệp trong lúc khó khăn nhằm hoàn thành dự án và mang lại kết quả tốt nhất cho tập thể. Trong trường hợp, bạn dùng phương pháp này như một cách để “giành việc” với đồng nghiệp hay “thị uy” với cấp trên nhằm chứng tỏ thực lực, bạn có thể sẽ nhận phải các "tác dụng phụ" mà bạn không lường trước đấy.
4. Tích cực trau dồi kỹ năng và mở rộng các mối quan hệ
Tham dự những hội nghị liên quan đến ngành nghề của mình, thiết lập quan hệ với những người cùng ngành thông qua mạng Internet hay bất cứ phương tiện thông tin liên lạc nào thuận tiện để trau dồi thêm về kỹ năng chuyên môn của bạn.
Mở rộng các mối quan hệ và kết bạn với nhiều người ngay cả khi họ không cùng ngành, không phải là phải khách hàng hoặc thậm chí không có nhu cầu trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Chúng ta chẳng bao giờ biết được điều gì sẽ đến trong tương lai cũng như hình dung hết được lợi ích mà các mối quan hệ có thể mang lại, có thể những người bạn mới quen này sẽ trở thành khách hàng lớn của bạn trong tương lai đấy!
5. “Mài bén” kỹ năng nói chuyện và thuyết trình
Rất nhiều khảo sát cho thấy, đại đa số chúng ta thường ngại ngùng hoặc lúng túng khi phải xuất hiện và nói chuyện trước đông người, điều này đúng ngay cả với một số cá nhân - những người đã đạt đến sự thành công nhất định trong xã hội. Xuất hiện và nói chuyện trước đông người là kỹ năng thiên bẩm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sở hữu và thực hiện xuất sắc kỹ năng này thông qua luyện tập. Do đó, nếu đã đặt mục tiêu phải thành thạo kỹ năng này, hãy không nỗ lực để sở hữu nó bởi lẽ đây là phương tiện “marketing” hiệu quả nhất cho thương hiệu cá nhân của bạn.
Theo Laurent Duperval - Chủ tịch của Duperval Consulting: “Hãy chủ động nắm bắt tất cả những cơ hội để bạn có thể nói trước đám đông. Người ta sẽ đánh giá bạn như một người giàu kiến thức, tự tin và có năng lực, và cấp trên sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên khi muốn đề bạt ai đó”.
6. Phát biểu ý kiến của bạn ngay cả khi nó trái ngược với mọi người
Nếu bạn không tán thành với một ý kiến nào đó, hãy mạnh dạn trình bày rõ quan điểm của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là trình bày quan điểm của mình chứ không phải phản đối mọi ý tưởng hoặc đề xuất của người khác theo chiều hướng cá nhân hoặc đưa ra những nhận xét khắt khe, vụn vặt theo kiểu “vạch lá tìm sâu”.
Hãy trình bày và thảo luận quan điểm của mình một cách logic và thuyết phục. Việc tranh luận hợp lý nhằm tìm ra hướng đi chung có lợi cho công ty là một kỹ năng đặc biệt, có giá trị lớn lao đối với mọi doanh nghiệp và có tác dụng tích cực cho chính con đường sự nghiệp của bạn.
7. Nhiệt tình ngay cả trong những việc nhỏ
Theo Judi Perkins - một chuyên viên nhân sự – những người nhiệt tình ngay cả trong các công việc nhỏ thường sẽ tìm được cơ hội để thăng tiến cao hơn trong nghề nghiệp của mình.
Lấy ví dụ một đồng nghiệp cũ của Judi, vốn học không giỏi lắm ở Đại học, do thành tích học tập không tốt nên anh ấy không được tuyển vào công ty ở vị trí tư vấn mà chỉ được giữ vai trò một nhân viên hành chính. Trong vai trò của mình, anh ấy làm việc cẩn thận và trân trọng tất cả những việc người khác yêu cầu mình làm - ngay cả những việc rất nhỏ & đôi khi mang tính cá nhân như ghi nhớ ngày sinh nhật và mua quà giúp cho vợ hoặc con của đồng nghiệp. Sau khoảng một năm, anh được đề bạt vào cấp bậc cao hơn vị trí mà anh ấy từng ứng tuyển sau khi ra trường. Judi Perkins nói chính sự nhiệt tình và cẩn thận của anh ấy ngay cả trong những việc nhỏ đã đưa anh đến đến với vị trí hấp dẫn kia.
8. Hãy mỉm cười
Laurent Duperval - Chủ tịch của Duperval Consulting - nói: “Trong một thị trường mà công việc khan hiếm và sự bất ổn định về kinh tế lan tràn, việc con người ta thường xuyên mất bình tĩnh là chuyện hết sức bình thường, nó phản ánh tâm lý hoang mang của số đông. Những người giữ được bình tĩnh sẽ là những người chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào”. Vì vậy, hãy thân thiện với mọi người xung quanh bạn ngay cả khi mọi việc đang diễn tiến theo chiều hướng xấu. Dưới sức ép, những người có thể giữ được sự điềm tĩnh cũng như nụ cười sảng khoái sẽ trở nên nổi trội, bình tĩnh và thân thiện cũng chính là các phẩm chất của những nhà lãnh đạo thành công.
9. Trân trọng nỗ lực của người khác
Nếu công ty bạn có phát hành bản tin nội bộ, hãy đọc chúng! Bản tin nội bộ này là nỗ lực của những người đã tạo ra chúng, nên việc bạn đọc bản tin cho thấy sự đón nhận và trân trọng của bạn đối với những nỗ lực của người khác. Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, hãy chúc mừng hoặc gửi lời chúc mừng chân thành đến những thành quả của đồng nghiệp, ngay cả khi bạn không trực tiếp tham gia vào dự án đó hoặc họ không phải là những người bạn thân thiết của bạn, việc chúc mừng nói lên sự quan tâm của bạn đối với mọi người. Đặc biệt, đừng quên cảm ơn và bày tỏ sự biết ơn cuả mình đối với những người đã giúp bạn hoàn thành công việc - dù là việc nhỏ hay lớn.
10. Tìm hiểu, nhưng đừng nịnh sếp
Hãy tìm hiểu phong cách lãnh đạo cũng như hiểu rõ cách làm việc của sếp. Biết được những phẩm chất mà sếp sẽ coi trọng ở một nhân viên là một thông tin hữu ích đối với bạn. Nếu sếp muốn một người nhân viên phải suy nghĩ kỹ lưỡng về một vấn đề và có giải pháp cho vấn đề đó trước khi nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của cấp trên, bạn nhớ đừng chạy đến phòng làm việc của ông/bà ấy ngay khi bạn vừa mắc phải khó khăn nhé!
1. Hiểu rõ về công ty
Theo những chuyên viên hướng nghiệp, khi đã là thành viên của một doanh nghiệp, bạn phải chắc chắn rằng bạn nắm rõ phương thức kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp đó hơn tất cả những người ngoài ngành hoặc không thuộc công ty bạn.
Hãy nắm chắc những khuynh hướng trong ngành cũng như những động thái của đối thủ cạnh tranh ngay cả khi những thông tin này không hề liên quan đến công việc bạn đang làm, bởi lẽ những nhân viên nhạy bén trong việc tiếp cận và nắm vững thông tin luôn nhận được sự chú ý và đánh giá cao từ cấp trên.
2. Lời khuyên từ những “tiền bối”
Karen Fuqua - Chủ tịch Fuqua Consulting Group - không thể quên những gì bà đã nhận được khi khởi nghiệp. Chưa từng đảm nhận trọng trách lớn trước đó nên khi ngồi vào chiếc “ghế nóng”, Karen đã “đánh bạo” gửi thư cho 50 nữ doanh nhân hàng đầu theo bình chọn của tạp chí Fortune lúc bấy giờ để mong họ có thể cho bà một lời khuyên, hay ít nhất là một lời động viên bà trong cương vị mới.
Và Karen Fuqua nhớ lại: “Tôi chẳng thể hình dung nổi về sự phản hồi mà mình đã nhận được. Những lá thư họ gửi cho tôi thật tuyệt vời. Các nữ doanh nhân hàng đầu đó đã động viên, cho tôi lời khuyên về những điều nên và không nên làm khi kinh doanh, họ thậm chí còn tiết lộ cho tôi những bí quyết thành công của họ. Tôi không thể tưởng tượng được mọi thứ lại dễ thực hiện và hiệu quả đến không ngờ như thế”.
3 . Hiểu rõ về công việc
Để thăng tiến nhanh, ngoài hoàn thành tốt những nhiệm vụ bạn được giao, hãy dành thời gian quan sát và tìm hiểu để có được sự hiểu biết nhất định về công việc của đồng nghiệp cũng như cấp trên của mình. Như vậy, trong trường hợp cấp trên hoặc đồng nghiệp vì một sự cố nào đó không thể tiếp tục công việc đang dang dở của mình, bạn có thể chủ động thay họ nhận và nỗ lực để hoàn thành tốt những việc đó. Với hành động này bạn sẽ “ghi điểm” cao trong mắt các lãnh đạo và tạo được ưu thế so với đồng nghiệp.
Tuy nhiên, phương pháp này mang lại kết quả tốt nhất khi mục đích của bạn là rèn luyện khả năng thích ứng, cũng như hướng đến việc giúp đỡ đồng nghiệp trong lúc khó khăn nhằm hoàn thành dự án và mang lại kết quả tốt nhất cho tập thể. Trong trường hợp, bạn dùng phương pháp này như một cách để “giành việc” với đồng nghiệp hay “thị uy” với cấp trên nhằm chứng tỏ thực lực, bạn có thể sẽ nhận phải các "tác dụng phụ" mà bạn không lường trước đấy.
4. Tích cực trau dồi kỹ năng và mở rộng các mối quan hệ
Tham dự những hội nghị liên quan đến ngành nghề của mình, thiết lập quan hệ với những người cùng ngành thông qua mạng Internet hay bất cứ phương tiện thông tin liên lạc nào thuận tiện để trau dồi thêm về kỹ năng chuyên môn của bạn.
Mở rộng các mối quan hệ và kết bạn với nhiều người ngay cả khi họ không cùng ngành, không phải là phải khách hàng hoặc thậm chí không có nhu cầu trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Chúng ta chẳng bao giờ biết được điều gì sẽ đến trong tương lai cũng như hình dung hết được lợi ích mà các mối quan hệ có thể mang lại, có thể những người bạn mới quen này sẽ trở thành khách hàng lớn của bạn trong tương lai đấy!
5. “Mài bén” kỹ năng nói chuyện và thuyết trình
Rất nhiều khảo sát cho thấy, đại đa số chúng ta thường ngại ngùng hoặc lúng túng khi phải xuất hiện và nói chuyện trước đông người, điều này đúng ngay cả với một số cá nhân - những người đã đạt đến sự thành công nhất định trong xã hội. Xuất hiện và nói chuyện trước đông người là kỹ năng thiên bẩm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sở hữu và thực hiện xuất sắc kỹ năng này thông qua luyện tập. Do đó, nếu đã đặt mục tiêu phải thành thạo kỹ năng này, hãy không nỗ lực để sở hữu nó bởi lẽ đây là phương tiện “marketing” hiệu quả nhất cho thương hiệu cá nhân của bạn.
Theo Laurent Duperval - Chủ tịch của Duperval Consulting: “Hãy chủ động nắm bắt tất cả những cơ hội để bạn có thể nói trước đám đông. Người ta sẽ đánh giá bạn như một người giàu kiến thức, tự tin và có năng lực, và cấp trên sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên khi muốn đề bạt ai đó”.
6. Phát biểu ý kiến của bạn ngay cả khi nó trái ngược với mọi người
Nếu bạn không tán thành với một ý kiến nào đó, hãy mạnh dạn trình bày rõ quan điểm của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là trình bày quan điểm của mình chứ không phải phản đối mọi ý tưởng hoặc đề xuất của người khác theo chiều hướng cá nhân hoặc đưa ra những nhận xét khắt khe, vụn vặt theo kiểu “vạch lá tìm sâu”.
Hãy trình bày và thảo luận quan điểm của mình một cách logic và thuyết phục. Việc tranh luận hợp lý nhằm tìm ra hướng đi chung có lợi cho công ty là một kỹ năng đặc biệt, có giá trị lớn lao đối với mọi doanh nghiệp và có tác dụng tích cực cho chính con đường sự nghiệp của bạn.
7. Nhiệt tình ngay cả trong những việc nhỏ
Theo Judi Perkins - một chuyên viên nhân sự – những người nhiệt tình ngay cả trong các công việc nhỏ thường sẽ tìm được cơ hội để thăng tiến cao hơn trong nghề nghiệp của mình.
Lấy ví dụ một đồng nghiệp cũ của Judi, vốn học không giỏi lắm ở Đại học, do thành tích học tập không tốt nên anh ấy không được tuyển vào công ty ở vị trí tư vấn mà chỉ được giữ vai trò một nhân viên hành chính. Trong vai trò của mình, anh ấy làm việc cẩn thận và trân trọng tất cả những việc người khác yêu cầu mình làm - ngay cả những việc rất nhỏ & đôi khi mang tính cá nhân như ghi nhớ ngày sinh nhật và mua quà giúp cho vợ hoặc con của đồng nghiệp. Sau khoảng một năm, anh được đề bạt vào cấp bậc cao hơn vị trí mà anh ấy từng ứng tuyển sau khi ra trường. Judi Perkins nói chính sự nhiệt tình và cẩn thận của anh ấy ngay cả trong những việc nhỏ đã đưa anh đến đến với vị trí hấp dẫn kia.
8. Hãy mỉm cười
Laurent Duperval - Chủ tịch của Duperval Consulting - nói: “Trong một thị trường mà công việc khan hiếm và sự bất ổn định về kinh tế lan tràn, việc con người ta thường xuyên mất bình tĩnh là chuyện hết sức bình thường, nó phản ánh tâm lý hoang mang của số đông. Những người giữ được bình tĩnh sẽ là những người chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào”. Vì vậy, hãy thân thiện với mọi người xung quanh bạn ngay cả khi mọi việc đang diễn tiến theo chiều hướng xấu. Dưới sức ép, những người có thể giữ được sự điềm tĩnh cũng như nụ cười sảng khoái sẽ trở nên nổi trội, bình tĩnh và thân thiện cũng chính là các phẩm chất của những nhà lãnh đạo thành công.
9. Trân trọng nỗ lực của người khác
Nếu công ty bạn có phát hành bản tin nội bộ, hãy đọc chúng! Bản tin nội bộ này là nỗ lực của những người đã tạo ra chúng, nên việc bạn đọc bản tin cho thấy sự đón nhận và trân trọng của bạn đối với những nỗ lực của người khác. Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, hãy chúc mừng hoặc gửi lời chúc mừng chân thành đến những thành quả của đồng nghiệp, ngay cả khi bạn không trực tiếp tham gia vào dự án đó hoặc họ không phải là những người bạn thân thiết của bạn, việc chúc mừng nói lên sự quan tâm của bạn đối với mọi người. Đặc biệt, đừng quên cảm ơn và bày tỏ sự biết ơn cuả mình đối với những người đã giúp bạn hoàn thành công việc - dù là việc nhỏ hay lớn.
10. Tìm hiểu, nhưng đừng nịnh sếp
Hãy tìm hiểu phong cách lãnh đạo cũng như hiểu rõ cách làm việc của sếp. Biết được những phẩm chất mà sếp sẽ coi trọng ở một nhân viên là một thông tin hữu ích đối với bạn. Nếu sếp muốn một người nhân viên phải suy nghĩ kỹ lưỡng về một vấn đề và có giải pháp cho vấn đề đó trước khi nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của cấp trên, bạn nhớ đừng chạy đến phòng làm việc của ông/bà ấy ngay khi bạn vừa mắc phải khó khăn nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét