Chắc là bạn sẽ đồng ý với tôi rằng, tất cả chúng ta đều phải
đương đầu với những lần trì hoãn có thể ngăn cản ta thực hiện những điều thực
sự thiết yếu với sự thành công của mình. Chúng ta không thể kiểm soát mọi điều
xảy đến với mình, nhưng ta luôn có thể luyện tập cách thức kiểm soát những tác
động của chúng xảy đến với ta.
Và ta cũng không nên để những lần trì hoãn đó
lấn lướt bản thân. Chúng ta không thể đầu hàng trước những thói quen bòn rút
năng lượng và trở thành nạn nhân của thói trì hoãn liên miên đó.
Tại sao chúng ta không nên để mình rơi vào tình huống “Cảm
thấy tội lỗi vì không thể hoàn thành công việc?” Nhưng câu hỏi trước tiên cần
phải trả lời là, tại sao chúng ta lại cứ trì hoãn như thế?
Tại sao chúng ta trì hoãn?
Trước khi tìm tới một liệu pháp cho căn bệnh rất phổ biến là
“trì hoãn”, chúng ta hãy cùng nhìn lại một số nguyên nhân tiềm ẩn phía sau nó.
1. Chờ khi có hứng
Bạn không thích làm việc đó. Tâm trạng bạn không thoải mái,
nó đang xuống dốc về mặt cảm xúc.
2. Chờ tới đúng lúc
Bạn không nghĩ đã tới lúc cần phải hành động trong khi thực
sự thì thời điểm đó đã tới rồi.
3. Thiếu những mục tiêu rõ ràng
Làm sao bạn có thể xắn tay vào công việc khi mình chưa rõ
mục tiêu của nó chứ?
4. Coi nhẹ mức độ khó khăn của công việc
Bạn nghĩ công việc đó không phứ tạp lắm, nhưng khi bắt tay
vào, bạn mới nhận ra cần phải nỗ lực nhiều hơn bạn tưởng. Vậy tại sao không trì
hoãn nó lại nhỉ?
5. Không đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng về nhiệm vụ được
giao
Bạn đã bắt tay vào công việc nhưng lại chẳng hề có ý tưởng
chính xác về kết quả đặt ra của nhiệm vụ được giao. Bạn không hiểu rõ những yêu
cầu trong khi tiến hành công việc.
6. Bạn có cảm giác bị ép buộc phải làm việc
Khi bạn nghĩ mình phải làm gì đó, sự hưng phấn trong bạn sẽ
giảm sút đi. Lúc đó, trái tim và khối óc bạn sẽ không thực sự ăn khớp với nhau.
7. Nhiệm vụ được giao quá mơ hồ
Rốt cuộc thì bạn cũng đã bắt tay vào việc, nhưng nhiệm vụ
được giao quá mơ hồ, mù mờ. Khi đó, bạn khó có thể tìm được lý do tích cực để
tiếp tục công việc.
8. Sợ hãi
“Tôi không nghĩ mình có thể làm nó. Nếu tiếp tục, tôi sẽ
thất bại”.
9. Cầu toàn
“Tôi chẳng có kỹ năng cũng như phương tiện phù hợp để làm
việc này hoàn hảo nhất. Vì thế, tôi chẳng muốn làm chút nào”.
Từ “khoanh tay” đến “hành động”
Sau khi đã thu thập mọi phương tiện, kỹ năng và cả những
chiến lược làm việc, tại sao bạn lại không ứng dụng tất cả những gì bạn biết
vào công việc? Tại sao bạn lại chọn cách “khoanh tay thúc thủ” thay vì việc xắn
tay áo lên hành động?
Dưới đây là một số những nguyên nhân gây tâm lý sợ hãi có
thể đã diễn ra với bạn. Chúng gây áp lực lên khả năng sáng tạo, tài năng và cả
những tài nguyên còn ẩn chứa, chưa được khai phá trong bạn. Những nỗi sợ đó là:
1. Sợ thất bại
Nếu tôi đã từng thất bại, tôi phải làm thế nào để kiểm soát
những bối rối đó? Tốt hơn hết là đừng xuất hiện trong lần trình bày này. Vậy là
trì hoãn thôi.
2. Sợ thành công
Nếu làm tốt lần này, người ta sẽ chờ đợi tôi làm được như
thế ở lần sau. Liệu tôi có thể đương đầu với những áp lực để tiếp tục gặt hái
thành công?
3. Sợ phá vỡ những truyền thống
Nếu những trật tự cũ bị phá vỡ, ai mà biết tình huống mới sẽ
diễn ra như thế nào? Thôi thì ta cứ để mọi thứ hệt như cũ đi. Tại sao phải chấp
nhận rủi ro chứ?
4. Sợ hoàn hảo
Nếu bắt đầu công việc bây giờ, tôi sẽ không thể hoàn thành
nó cho tới khi đạt được một mức độ hoàn hảo nhất định. Mà liệu tôi có thời gian
để đạt tới sự hoàn hảo đó không?
5. Sợ mất mát
Nếu làm việc đó bây giờ, có thể tôi sẽ mất mát một vài thứ.
Nhận ra bạn đang trì hoãn
Làm thế nào để nhận ra bạn đang có “triệu chứng” của “căn bệnh
trì hoãn”?
* Bạn dành cả ngày chỉ để làm những việc kém quan trọng nhất
trong danh sách những việc phải làm.
* Bạn đọc email nào đó tới hơn một lần và không bắt tay vào
làm gì với nó.
* Bạn bắt tay vào những công việc quan trọng nhất, nhưng gần
như ngay lập tức ngừng lại để pha cà phê hay kiểm tra email.
* Bạn lưu lại một công việc nào đó trên danh sách những việc
cần làm trong suốt một thời gian dài, ngay cả khi bạn biết nó rất quan trọng.
* Bạn thường xuyên nói “Có” và để hàng loạt những công việc
không quan trọng lấn át toàn bộ quỹ thời gian của mình.
Thói trì hoãn công việc có thể phụ thuộc vào cả bạn và công
việc. Có thể vì hai lý do sau:
1. Bạn thấy công việc không thú vị, hoặc
2. Bạn thấy công việc quá tải với mình
Và bây giờ, bạn hãy nghĩ về những triệu chứng của mình và
các nguyên nhân của sự trì hoãn. Và câu hỏi chúng ta sẽ nghĩ tới là, làm thế
nào để loại bỏ thói quen trì hoãn đó?
Công thức chống trì hoãn
Quan điểm sống “ì ạch”, thường xuyên trì hoãn mọi việc tiềm
ẩn các tác động rất tiêu cực tới những kết quả bạn nhận về, sự thành công và
thậm chí, chính cuộc đời bạn. Và đây là một chiến lược giúp bạn đánh bại thói
trì hoãn và nhanh chóng gây dựng những kết quả tích cực cho mình. Chúng ta gọi
nó là Kỹ thuật IMAN:
I : Tôi
M ust : Phải
A ct : Hành động
N ow: Ngay bây giờ
Theo saga.vn| Theo DT
Bài viết rất hay & thực tế.
Trả lờiXóaCám ơn chủ nhà !
Thân mến !