Cậu tệ quá! Tốt nghiệp loại giỏi, lại xuất thân từ trường danh tiếng, cậu thể hiện chỉ được như thế thôi sao? Cậu không phải là nhân viên tốt. Chúng tôi cần nhiều hơn thế!
Hệ tiêu chuẩn đánh giá không đồng nhất
Ở Đại học, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực là thái độ, kết quả học tập. Ngược lại, môi trường doanh nghiệp lại đề cao về thái độ và sự thể hiện thông qua những kết quả thực tế.
Nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu trải nghiệm, họ bị chật vật với mọi thứ. Dù họ đã cố gắng nhưng vẫn luôn bị phê bình. Dường như lời phát ngôn: “Tôi đã cố gắng rồi” không còn hữu hiệu trong hoàn cảnh công sở nữa. Thay vào đó, giá trị của bạn chỉ được công nhận khi bạn thực hiện được phát ngôn: “Tôi đã hoàn thành”.
Cách nhìn nhận về năng lực có sự khác biệt
Học tập trên giảng đường, IQ được xem là hệ giá trị phản ánh tài năng. Thế nhưng, khi đi làm EQ mới là hệ giá trị được các công ty quan tâm nhất.
Chẳng hạn, các sinh viên khối ngành khoa học xã hội cần tận dụng năng lực trí nhớ. Sinh viên khối ngành khoa học tự nhiên tận dụng năng lực suy luận – tính toán.
Thế nhưng, các doanh nghiệp lại cần mỗi nhân viên phát huy tối đa các kỹ năng: thiết lập mối quan hệ – networking, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán,… Đó lại là những năng lực về EQ.
Chúng ta không thể phủ nhận những thành tích xuất sắc mà một sinh viên giỏi đạt được. Đó là những nỗ lực thật sự của họ. Thế nhưng, để trở thành một nhân viên tốt với đầy đủ những tố chất thì họ chưa đạt được. Nhiều sinh viên có kết quả học tập chưa tốt nhưng họ lại thành công. Họ tinh tế và có cách ứng xử chuyên nghiệp. Đồng thời, biết phát huy thế mạnh EQ để chứng tỏ năng lực của mình. Đó là lý do tại sao họ lại nhận được nhiều sự hậu thuẫn từ đồng nghiệp, bạn bè.
Sự khác biệt trong quy luật về Điểm giá trị năng lực
Ví dụ như cùng là công ty về công nghệ, ở phòng ban Dev, cần những bạn có kỹ năng lập trình tốt. Trong khi đó ở phòng ban Social lại đòi hỏi những bạn có kỹ năng về sáng tạo. Chính sự khác biệt ấy dẫn đến yêu cầu thể hiện và phát triển các năng lực cũng khác nhau. Điểm giá trị năng lực trong công ty hướng đến những nhân viên phù hợp nhất, không phải tìm kiếm những nhân viên ưu tú nhất.
Dù bạn giỏi hay chưa giỏi theo quy chuẩn về thành tích, bạn cũng cần quan tâm đến cái gọi là sự phù hợp với môi trường công ty. Hãy thật sự hiểu được công ty cần gì. Bạn có gì để đáp ứng được những nhu cầu mà họ đang tìm kiếm. Lúc ấy, bạn mới thật sự là một cử nhân/ứng viên giỏi đúng nghĩa.
Lời kết
Không cần biết bạn giỏi thế nào, khi bắt đầu trở thành một nhân viên tốt, hãy tôn trọng các quy tắc. Hãy tìm hiểu để thích nghi nhanh chóng với môi trường mới. Quan tâm đến việc học hỏi và phát huy tốt các kỹ năng, bạn sẽ tiến bộ nhanh thôi. Đối với các công ty, nên tăng cường công tác đào tạo kỹ năng cho nhân viên thay vì chỉ dựa vào sự phán đoán đơn thuần – thành tích học tập. Hãy lưu tâm: sự cân bằng luôn quan trọng.
THEO TOP Dev
-------------------------------------------------------
Follow fanpage: 👉👉👉 https://www.facebook.com/Tuyensinhduhocvieclam
để được cập nhật kiến thức, thông tin tuyển dụng mỗi ngày nhé!
Dùng thử miễn phí giải pháp Haravan :
http://bit.ly/GIAIPHAP4TUYENDUNGVIECLAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét