KỲ CUỐI
ĐÀO CRYPTO CỤ THỂ LÀ GÌ?
Điểm sơ qua những crypto sau Bitcoin
Triển vọng của Pi Network
***
KỲ I chúng ta nói về
blockchain và tín tệ, KỲ II nói về crypto, nói về
những kẻ lừa đảo Ponzi giả danh Crypto và phân tích tại sao Crypto tự nó có giá
trị. Tui nhận được khá nhiều lời cảm ơn của chư huynh đệ tỉ muội về những điều
mà tui giúp họ đả thông được về Crypto và Blockchain.BLOCKCHAIN - PI NETWORK
Cho tới bây giờ tui tin mình vẫn đúng khi ủng hộ công nghệ Blockchain từ năm sáu năm qua, khi mà rất ít người hiểu về nó và bitcoin thì chỉ mới mấy trăm đô. Tui cảm ơn quý anh em trong forum THĐP2.0 đã giới thiệu Crypto cho tui đầu tiên và trả nhuận bút cho tui bằng Bitcoin cũng như chỉ tui cách tạo ví hehe.
BÂY GIỜ TA HÃY NÓI VỀ VIỆC “ĐÀO” CRYPTO.
7. ĐÀO CRYPTO LÀ LÀM GÌ?
Anh em đọc bài kỳ 1, khi tui viết về blockchain có nói trong ngoặc rằng ngoài những diễn nghĩa về blockchain ra thì còn mấy thứ khác bằng tiếng Anh nhớ không? Trong đó có một thứ là “Proof of work”, dịch nôm na là “bằng chứng có làm việc”, nghe hơi củ chuối tí ha.
Để xác nhận một “cục” crypto được tạo ra hợp lệ với thuật toán của blockchain và được hệ thống chấp nhận lưu hành, nó cần nhiều thứ quan trọng, Proof of work là một trong những điều kiện quan trọng nhất, chứng minh cục crypto khai thác được đó không phải là copy-paste.
Anh em ngoài giới IT nghe xong chắc lùng bùng chỗ này, để tui diễn tả lại bằng ví dụ trực quan.
- MỘT củ nhân sâm 6 năm có giá trị vì nó phải mất thời giờ sáu năm để mọc và tích trữ dược tính. Một củ cải chỉ mọc 60 ngày, cho dù có hình dáng giống củ sâm như đúc đi chăng nữa cũng không thể coi là sâm. Thời gian mọc 6 năm của củ sâm là Proof of work của nó.
- MỘT võ sĩ Aikido học từ đai trơn, đi tập 200 buổi lên được cấp 5, tập thêm 100 buổi lên được cấp 4, cứ thế thời gian tập thì thăng từng cấp từng cấp, có chứng thư của chưởng môn làm chứng cho tới khi lên cấp 1 và thi chuyển lên võ sư, nếu đậu thì được cấp hakama là cái quần ống rộng màu đen và cái đai đen. Phải qua nhiều năm và có nhiều cấp đai và các chứng thư lên cấp thì mới được hakama. Tuy nhiên, một người bình thường không có đi tập ngày nào cũng có thể ra tiệm mua bộ võ phục với cái hakama và cái đai đen để đeo lên. Về hình thức bề ngoài thì y như nhau. Nhưng xét theo nội hàm thì người luyện lâu năm và có chứng thư từng cấp bậc thì cái hakama của họ rất đáng kính trọng vì sự kiên trì và nỗ lực tập luyện. Khi này, những cái cấp đai và chứng thư chính là Proof of work của người võ sư.
Vậy thì, anh em nào sáng trí có thể đặt câu hỏi ngay, một cục crypto thì Proof of work của nó là cái méo gì? Thưa, trả lời ngay, đó là lượng điện năng mà máy tính tiêu thụ! Thuật toán của thánh Shatoshi căn cứ vào lượng điện năng mà cái máy tính nó tiêu tốn khi chạy chương trình bitcoin, để làm đại lượng chứng minh Proof of work của cục bitcoin mà máy tính đào được. Anh em hiểu sương sương như vậy thôi là đủ rồi, đừng nghĩ sâu quá vào thuật toán và máy tính rồi bị ngáo như phần lớn dân IT.
Trích:
“Ngày 5 tháng 10 năm 2009, lần đầu tiên giá trị của Bitcoin được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.309,03 Bitcoin (hoặc 1 Bitcoin = 0,00076 USD). Giá trị này được tính bởi chi phí tiền điện của một máy tính hao tốn khi đào ra Bitcoin.” (Hết trích) (Wikipedia)
Tui thực sự không còn gì để có thể nói về trí lực siêu phàm của thánh Satoshi Nakamoto nữa, nó “tiến hoá” quá sớm và đi trước hiểu biết của nhân loại quá xa. Lạy thánh bách bái! mặt khác, cũng từ cách dùng Proof of work này mà tui nghĩ thánh thực sự là người Nhật!
Vậy bây giờ anh em đã hiểu vì sao mà đào bitcoin lại cần máy tính hạng nặng rồi ha. Hiểu phớt phớt qua là được, đừng tư duy sâu quá chỗ này không thoát ra được.
Việc đào bitcoin thời này đã khá chậm, do mỗi chu kỳ 4 năm thì Proof of work sẽ kéo dài ra gấp đôi để được cùng một lượng crypto như cũ. Hay nói cách khác, mỗi 4 năm thì lượng crypto đào được sẽ giảm đi một nửa. Cho nên giờ việc “đào” bitcoin đã không còn thịnh hành, đào bitcoin giờ hầu như chỉ còn là việc của những ông lớn, vốn đầu tư cực mạnh, có hiểu biết sâu sắc về crypto. Còn đại bộ phận dân chúng thì nghe cho biết vậy thôi. Muốn đào hãy đọc xuống phần 9 ^^
8. VẬY CÒN “CHƠI” CRYPTO LÀ SAO?
Dân Việt mình lạ, cái giống đách gì cũng có thể coi là chuyện chơi được. Ví dụ chứng khoán, bộ môn làm ăn siêu kinh điển và có lẽ cao cấp nhất trong các loại hình làm ăn, doanh gia trí thức đều phải học mới biết, ta cũng nói nhẹ hều là “chơi chứng khoán”. Ví dụ đánh đàn piano, khổ luyện mười năm chưa chắc hơn ai, còn phải có thiên phú cho tài năng xuất chúng thì mới diễn tấu tới chỗ tinh diệu, ấy vậy mà nhìn một nghệ sĩ đang trình diễn, ta cũng nói “chơi piano”. rồi nuôi chim nuôi cá, cũng coi là thú chơi. Ngủ với gái điếm thì nói là đi “chơi gái”. Ra ngoài ngao du thì nói là đi “chơi”, ngồi một chỗ chẳng làm gì thì cũng nói là “ngồi chơi xơi nước”; cái gì cũng “chơi” được dù chẳng liên quan gì. Kỳ ha?
Với crypto, sau khi qua giai đoạn đào, lượng crypto khai thác được đã được phân phối khắp nơi, có thể dùng để trao đổi hàng hoá, đổi sang tiền. Tuỳ mức độ được ưa chuộng và tình trạng đầu cơ của nhà đầu tư mà giá nó sẽ lên xuống theo biến động thị trường và tình hình chính trị xã hội. Thấy crypto nào rẻ thì mua vào trữ, thấy nó lên thì bán ra. Hoặc đang trữ crypto nào nhiều, mà thấy nó xuống giá sợ lỗ thì lại bán tiếp, hoặc kiên gan thì ôm để đó. Đến giai đoạn này không còn là đào mà là chơi, y như chơi cổ phiếu vậy chẳng có gì khác.
Sau sự thành công vang dội của Bitcoin, có hàng ngàn coin khác cũng đã ra đời, cũng “lên sàn” này nọ, cũng được mua bán, giá từ vài cent cho tới vài đô một coin. Nhưng theo sau Bitcoin mà cao giá nhất chỉ có vài coin như Ethereum, Maker, Monero... hiện tại tầm vài chục đến vài trăm USD/coin tuỳ loại. Kỷ lục hơn 20.000 USD/coin của Bitcoin vẫn là tối thượng chưa đồng nào qua được.
Có thể nói sự xuất hiện ồ ạt của các đồng crypto ăn theo Bitcoin đã làm thị trường này bão hoà và không còn tính đột phá.
Bây giờ chơi crypto thế hệ đầu chỉ thuần tuý là ăn theo sự lên xuống trồi sụt của thị trường mà kiếm chút cháo mà thôi, không còn nhiều thú vị nữa.
“Ơ vậy mày giới thiệu Pi Network làm cái chó gì?” - có anh em nào đang hỏi vậy không? mời đọc tiếp!
9. PI NETWORK CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
Khác hẳn, bởi cách tư duy của các vị hiền sĩ trong Core Team của Pi Network cũng vượt trội không kém thánh Satoshi. Thay vì dùng điện lượng tiêu hao để xem xét Proof of work thì họ bỏ cách suy nghĩ đó, mà quay sang dùng hình thức vòng tròn bảo mật để làm Proof of work. Mỗi người đào Pi sau 24h sẽ phải mở app để báo danh một lần, qua việc chạm vào nút Mining hình tia sét ⚡. Nếu không báo danh, quá trình đào pi của họ bị dừng lại, và không khai thác được thêm chút nào. Phương thức này dựa trên các kết nối mạng xã hội của từng người, các vòng tròn bảo mật là nhóm 5 người không đồng nhất, lồng vào nhau theo kiểu khoá chồng khoá cực kỳ thông minh, kết hợp cả yếu tố con người và máy móc để bảo mật.
Core Team cũng đã suy tính kỹ việc đối phó với các tài khoản ảo, các con Bot và cả những người đào tham lam không tuân thủ quy tắc mỗi người một account. Chi tiết thế nào anh em có thể đọc trong FAQ của app Pi Network (có bản dịch của 11 ngôn ngữ và có tiếng Việt). Hoặc chưa có tải app thì đọc ở đây: https://minepi.com/faq
PI NETWORK CŨNG NHƯ BITCOIN, là kẻ đi tiên phong, là Crypto đầu tiên có thể “Mining - Đào” trên phone bởi dựa trên Proof of work là VÒNG TRÒN BẢO MẬT và yếu tố xác thực con người. Hiện tại Pi đã có hơn 10 triệu người đào trên toàn thế giới đến 08/12/2020, đây là những người nhìn thấy tiềm năng của nó. (Có khá nhiều coin cũng đang bắt đầu ăn theo Pi).
Sẽ nhanh đến lúc Pi chấm dứt giai đoạn khai thác được nhiều và tốc độ hiện tại sẽ giảm sâu. Khi ấy mới mon men tìm hiểu cách đào hay là thử vận may với coin mới nữa thì đã muộn.
Mời anh em tải App Pi Network và bắt đầu thử đào coi nó ra làm sao nhé. Nhớ điền tên nghiêm túc để sau này xác thực tài khoản, sau khi cài đặt xong thì có option cho phép ẩn tên thật nên đừng có sợ, đừng có điền tầm bậy rồi hối hận không kịp.
============================================================
Đồng tiền Pi khả năng là chỉ có thể khai thác khoảng 1 năm nữa thôi là không còn cơ hội nữa, ai quyết định khai thác một cách nghiêm túc từ bây giờ thì sau 1 năm vẫn có thể đào được ít nhất khoảng 2000 Pi – đây thực sự là số tài sản không nhỏ nếu như 1 vài năm nữa Pi chính thức có giá trị ít nhất $100 trở lên (điều này hoàn toàn có thể, và thậm chí còn hơn – hơn nữa – hơn mãi!). Vậy hãy khai thác ngay và luôn đi các bạn, bây giờ vẫn đang là cơ hội tốt!
---
Hướng dẫn đào đồng Pi Network qua 6 bước:
Bước1: Bạn vào CH PLAY hoặc App Store để tìm và tải App Pi Network về điện thoại.
Bước 2: Click vào ứng dụng đã cài, rồi vào "continue with phone number". Chọn "Vietnam +84" rồi điền số điện thoại của mình.
Bước 3: Nhập password cho tài khoản (tối thiểu 8 ký tự, có 1 chữ viết hoa và 1 số)
Bước 4: Nhập họ và tên (không dấu) vào "first name" và "last name".
Bước 5: Mục "Choose username" các bạn nhập tên tài khoản, nhớ là viết liền không dấu (ví dụ: hovaten).
Bước 6: Mục "Invitation code" các bạn nhập "Thienco71" rồi ấn SUBMIT. Sau đó vào App Pi Network bấm biểu tượng hình tia sét và bắt đầu tích lũy Pi.
Lưu ý: Cứ sau 24 giờ nhớ vào lại App Pi Network bấm nút tia sét 1 lần, ngày nào cũng thế!
Link nhóm Zalo hỗ trợ : https://zalo.me/g/hnncgh536
☑️☑️☑️☑️☑️☑️☑️☑️☑️ Như vậy là bạn đã hoàn tất đăng ký Pi Network, bây giờ bạn
cứ để đó để nhận coin hằng ngày, hoặc đi giới thiệu cho người khác để kiếm thêm
Pi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét