👉👉👉 Phễu Tuyển dụng (Recruitment Funnel) là một khuôn mẫu thể hiện toàn bộ quá trình tuyển dụng với các giai đoạn khác nhau theo hành trình trải nghiệm của ứng viên (Candidate Journey) từ nhận thức thương hiệu tuyển dụng đến thời điểm trở thành nhân viên chính thức. Nếu được sử dụng một cách hiệu quả, phễu Tuyển dụng sẽ cung cấp cho bạn một nguồn ứng viên tiềm năng, phù hợp không chỉ để “lấp đầy” các vị trí còn trống, mà còn đảm bảo nhân sự ổn định cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
👉 2. Nguồn tuyển dụng (Source of hire)
Doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống quản lý hồ sơ ứng viên ( Applicant Tracking System) để kiểm soát số lượng hồ sơ ứng viên đổ về từ các nguồn khác nhau, từ đó đưa ra các quyết định, điều chỉnh phù hợp.
👉 3. Thời gian tuyển dụng (Time to hire)
Bắt đầu từ thời điểm một ứng viên có nhận thức về thương hiệu tuyển dụng và vị trí đang còn trống đến thời điểm trở thành nhân viên chính thức, về cơ bản họ đã trải qua một loạt các giai đoạn khác nhau. Những ứng viên tài năng nhất sẽ luôn có nhiều lựa chọn trong tay, vì vậy bạn cần đảm bảo quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp diễn ra trong một khoảng thời gian phù hợp. Nếu không, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thu về những nhân tài tốt nhất.
Để chuyển đổi thành công một ứng viên tiềm năng qua phễu Tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ cần bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau. Chi phí tuyển dụng/người là chỉ số được đề cập nhiều nhất cho mỗi chiến dịch tuyển dụng. Tương tự như Thời gian tuyển dụng (Time to hire), Chi phí tuyển dụng/người (Cost per hire) cung cấp một “thước đo”, một cái nhìn sâu sắc về hiệu quả của quá trình tuyển dụng. Đây cũng là yếu tố cốt lõi khi tính toán và quản lý ngân sách tuyển dụng, đồng thời xác định kênh tuyển dụng hiệu quả và loại bỏ kênh tuyển dụng kém tương tác.
Chi phí tuyển dụng mua ngoài ngoài bao gồm: Phí trả cho các agency bên ngoài/ Headhunter, Phí đăng tin tuyển dụng, Đơn vị cung cấp bài kiểm tra năng lực nhân viên hay phí kiểm tra sức khoẻ nhân sự, Hoạt động xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (ví dụ: hội chợ nghề nghiệp) hay Phí hệ thống quản lý quản lý hồ sơ ứng viên (ATS).
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể đánh giá và tối ưu Chi phí cho mỗi lần tuyển dụng? Ý tưởng ở đây là hãy so sánh con số này với mức trung bình chung của các công ty cùng ngành, từ đó liên tục cải thiện phễu Tuyển dụng và cắt giảm các hoạt động không mang lại hiệu quả đầu tư thích hợp. Nếu số tiền bỏ ra quá cao, doanh nghiệp cần phải xem xét lại mọi hoạt động trong phễu Tuyển dụng để tìm ra điểm bất thường khiến chi phí đội lên nhiều như vậy.
Trải nghiệm ứng viên là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc quyết định hiệu quả của phễu Tuyển dụng. Một trải nghiệm ứng viên tích cực có thể giúp doanh nghiệp bạn thu hút nhiều ứng viên hơn hoặc ngược lại, vị trí bạn đang tuyển dụng sẽ rất khó để “lấp đầy” nếu ứng viên có những trải nghiệm ứng tuyển không tốt. Thực tế cho thấy, các công ty đề cao trải nghiệm ứng viên đều có kết quả kinh doanh đáng kinh ngạc với lợi nhuận cao gấp 4 và doanh thu cao gấp đôi. Chất lượng tuyển dụng cũng được cải thiện đến 70%. Đây là lý do nhà quản trị nhân sự nói chung và nhà tuyển dụng nói riêng cần quan tâm đến trải nghiệm ứng viên, từ đó tối ưu Phễu Tuyển dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
(Hoàng Trâm - Sưu tầm)
-------------------------------------------------------
Follow fanpage: 👉👉👉 https://www.facebook.com/Tuyensinhduhocvieclam
để được cập nhật kiến thức, thông tin tuyển dụng
mỗi ngày nhé!
Email: Xhunterb2b@gmail.com
Website: https://haravan.com/
Dùng thử miễn phí giải pháp Haravan : http://bit.ly/GIAIPHAP4TUYENDUNGVIECLAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét