Nhiều nhà thơ và các vị “phù thủy ngôn ngữ” nổi tiếng thế giới cho biết vốn hành trang ban đầu của họ là được mẹ và những bà vú nuôi cung cấp. Lời ăn tiếng nói và những bài hát ru của mẹ dạy chúng ta kỹ năng cơ bản của nghệ thuật “truyền thông” tức là biểu đạt đòi hỏi, ý kiến của mình với người khác bằng tiếng mẹ đẻ. Đầu tiên là nói để được bú, được ăn. Sau này là nói là để được yêu, được sống.
Những người tài biết nói có thể dựng lên những tượng đài thi ca hay bình thiên hạ. Nói là một trong “tứ đức” nhưng rõ ràng là không chỉ dành riêng cho đàn bà.
Những người đàn ông muốn có sự nghiệp nên là những người nói giỏi, nói giỏi làm mới giỏi và mới có nhiều cơ hội thành công. Nói giỏi có phần do thiên tư, nhưng phần nhiều phải học mới thành. Bài học vỡ lòng dạy nói của mẹ dạy tôi và các em gái tôi thật đơn giản. Đó là những điều có sẵn trong tục ngữ, ca dao. “Lời nói không mất tiền mua Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau” Mẹ tôi nói, “muốn và nhà ai làm gì thì trước hết phải mở được cửa đã chứ!”. Không ba phải, khoan nhượng hay đầu hàng. Mà chứa đựng sự khôn ngoan để mở những cánh cửa khó. Gia huấn các dòng họ phong kiến ngày xưa chú trọng đến đức “ngôn” của phụ nữ. Vì “ngôn” có thể làm hỏng mất “hạnh” và hỏng cả việc(công). “Phận con gái phải dịu dàng Trong nhà tiếng kín ngoài đường đồn xa Nói cười phải giữ nết na Đứng ngồi chĩnh chện vào ra dịu dàng” (gia huấn ca họ Lê Sơn An – Hà Tĩnh). Ra đời, những bài học cơ bản ấy không đủ. Thời hiện đại, khi phụ nữ được quyền “ăn nói”, nhận những trách nhiệm nặng nề, ví như những người đàn bà thép cỡ Thủ tướng Thatcher (Anh quốc) không phải bao giờ cũng cần “ăn nói dịu dàng”. Nhưng dịu dàng, nết na, không chanh chua đanh đá vẫn là những phẩm cách mà người nữ mọi thời cần coi trọng. Có hai bước bắt buộc để việc nói thành công. Bước thứ nhất là làm sao người ta phải chịu nghe mình. Bước thứ hai sau đó là người nghe phải đồng ý với mình. Dù chỉ đồng ý mua món hàng mình rao bán hay đồng ý chấp nhận bài học, triết lý mình muốn truyền đạt, cuối cùng là đồng ý trở thành bạn, đồng chí, đệ tử, cùng mình làm một việc nhỏ như gầy một chiếu nhậu hay việc to tát hơn nhiều là cùng mình đứng dưới cờ đại nghĩa. Khởi nghiệp bao giờ cũng từ lời nói mà ra. Chính khách hay thuyết khách biết tuyên truyền có thể tạo ra một thời đại mới. Đức Phật, Chúa Giêsu, Thánh Mohammed được tôn thờ từ hàng ngàn năm cũng nhờ lời nói hay, nói phải. Có khi nói quan trọng hơn làm là vậy. Các nhà thơ, nhà văn biết viết (viết cũng là nói) có thể sống cùng với người đọc, được người đọc tin yêu, hâm mộ, được chia sẻ tâm tư hay được nghe theo. Nhà văn lớn người Nga được giải Nobel, Solzhenitsyn có nói: “ Ngôn từ phá được bê tông”. Quả thực, lời nói mang chân lý mạnh mẽ có thể phá gông xiềng trong đầu óc hay cửa thép nhà tù. Ta thường nói, “ lời nói phải đi đôi với việc làm”. Làm đã khó nhưng nói còn khó hơn. Lời nói mang chân lý đi trước, rồi sau đó song hành với việc làm, nói sao làm vậy. Một người thui thủi làm việc gì đó cho bản thân mình, không liên quan đến ai thì có thể làm mà không nói ra cũng chẳng sao. Nhưng một nhà lãnh đạo thì trước khi thực hiện (làm) việc gì đó liên quan đến quốc kế dân sinh hay một tập thể nhỏ phải biết nói để công khai, để dẫn dắt, thuyết phục mới thành công được. Có những người lãnh đạo biết nói để lôi cuốn quần chúng, họ hiểu sâu sắc rằng, không có quần chúng đồng tình tham gia và ủng hộ thì lãnh đạo tài năng đến mấy cũng chuốc thất bại mà thôi. Thế giới hiện đại còn ghi nhận một số câu nói của các nhà lãnh đạo tài ba lúc mới nhậm chức, nghĩa là khi họ mới chỉ có thể nói mà chưa có điều kiện chứng minh bằng việc làm. Tổng thống Kennedy có câu nói sau đó được coi là tiêu chuẩn đạo đức công dân của người Mỹ: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho đất nước mình”. Lúc mới nhậm chức, ngya cả nhiều người Nga cũng chưa biết ông Putin là ai. Nhưng ông tổng thống mới đã có một câu nói làm nức lòng họ: “Tôi xin hứa sẽ làm cho nước Nga được kính trọng”. Có thể nước Nga đã chuyển mình một bước lớn sau câu nói giản dị, ngắn gọn mà bắt mạch được khát vọng của dân chúng. Nhiều vị hoàng đế và lãnh đạo dân tộc ta xưa nay từng để lại nhiều câu nói đi vào lòng người dân rồi biến thành sức mạnh vô song trong nhiều thời kỳ lịch sử quan trọng của đất nước. Điều đó chứng tỏ người Việt đâu có kém khả năng truyền thông. Vấn đề là người lãnh đạo không được coi thường lời nói, biết nói là khó, phải biết “học nói”, rèn luyện khả năng nói cho người khác nghe và hiểu, phải biết đứng trước gương để luyện giọng và luyện cử chỉ theo nghĩa đen. Và quan trọng hơn hết thảy, phải có một trái tim lớn cùng với một trí tuệ sắc bén, độc đáo, biết từ bỏ những khuôn mẫu ngôn ngữ công thức xơ cứng (thường do thư ký viết hộ) để lời nói thật sự là của mình, là sự thật chứ không phải giả dối, đi từ trái tim mình đến tâm hồn dân chúng. Hàn phi đến nước Tần làm thuyết khách, dâng vua Tần bài văn “Nan ngôn” (ngại nói): “Bầy tôi là Phi sở dĩ ngại nói là vì: nếu lời nói thuận tai, trơn tru, đẹp đẽ, văn vẻ, hoa mỹ thì bị xem là phù hoa mà không chân thật. Nếu lời nói đôn hậu, cung kính, thẳng thắn, cẩn thận thì bị xem là vụng về không giống người ta. Nếu nói nhiều, dẫn nhiều lại hay so sánh thì bị xem là trống rỗng, vô dụng. Nếu nói tóm tắt, gọn gàng, trình bày thẳng mà không tô vẽ thì bị xem là gay gắt mà không giỏi biện luận. Nếu nói gay gắt đến những người thân cận, nêu rõ từng người thì bị xem là gièm pha và không nể nang người ta. Nếu nói chuyện rộng lớn, sâu xa không thể lường được thì bị xem là huênh hoang, vô dụng. Nếu nói chuyện vụn vặt trong nhà trình bày hết điều này đến điều khác thì bị xem là thô lậu. Nếu lời nói gần với thế tục, giọng không làm phật lòng người trên thì bị xem là tham sống và nịnh hót người trên. Nếu lời nói gần với thế tục, giọng không làm phật lòng người trên thì bị xem là tham sống và nịnh hót người trên. Nếu lời nói khác xa thế tục, coi thường người ta thì bị xem là lừa dối. Nếu lời nói lưu loát, nhanh nhẹn, biện luận thông suốt, có nhiều văn vẻ thì bị xem là hoa hòe hoa sói. Còn nếu bỏ văn chương, chỉ cứ theo phép tắc mà trình bày thì bị xem là quê mùa. Nếu luôn luôn đem chuyện Kinh Thi, Kinh Thư nói chuyện bắt chước người xưa thì bị xem là kẻ tụng sách xưa. Chính vì vậy cho nên bầy tôi Phi ngại nói và rất lo lắng.” (Hàn Phi Tử- Thiên III bản dịch của Phan Ngọc). Nói là rất khó. Cho nên phải học suốt đời!
Theo Saga.vn
Những người đàn ông muốn có sự nghiệp nên là những người nói giỏi, nói giỏi làm mới giỏi và mới có nhiều cơ hội thành công. Nói giỏi có phần do thiên tư, nhưng phần nhiều phải học mới thành. Bài học vỡ lòng dạy nói của mẹ dạy tôi và các em gái tôi thật đơn giản. Đó là những điều có sẵn trong tục ngữ, ca dao. “Lời nói không mất tiền mua Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau” Mẹ tôi nói, “muốn và nhà ai làm gì thì trước hết phải mở được cửa đã chứ!”. Không ba phải, khoan nhượng hay đầu hàng. Mà chứa đựng sự khôn ngoan để mở những cánh cửa khó. Gia huấn các dòng họ phong kiến ngày xưa chú trọng đến đức “ngôn” của phụ nữ. Vì “ngôn” có thể làm hỏng mất “hạnh” và hỏng cả việc(công). “Phận con gái phải dịu dàng Trong nhà tiếng kín ngoài đường đồn xa Nói cười phải giữ nết na Đứng ngồi chĩnh chện vào ra dịu dàng” (gia huấn ca họ Lê Sơn An – Hà Tĩnh). Ra đời, những bài học cơ bản ấy không đủ. Thời hiện đại, khi phụ nữ được quyền “ăn nói”, nhận những trách nhiệm nặng nề, ví như những người đàn bà thép cỡ Thủ tướng Thatcher (Anh quốc) không phải bao giờ cũng cần “ăn nói dịu dàng”. Nhưng dịu dàng, nết na, không chanh chua đanh đá vẫn là những phẩm cách mà người nữ mọi thời cần coi trọng. Có hai bước bắt buộc để việc nói thành công. Bước thứ nhất là làm sao người ta phải chịu nghe mình. Bước thứ hai sau đó là người nghe phải đồng ý với mình. Dù chỉ đồng ý mua món hàng mình rao bán hay đồng ý chấp nhận bài học, triết lý mình muốn truyền đạt, cuối cùng là đồng ý trở thành bạn, đồng chí, đệ tử, cùng mình làm một việc nhỏ như gầy một chiếu nhậu hay việc to tát hơn nhiều là cùng mình đứng dưới cờ đại nghĩa. Khởi nghiệp bao giờ cũng từ lời nói mà ra. Chính khách hay thuyết khách biết tuyên truyền có thể tạo ra một thời đại mới. Đức Phật, Chúa Giêsu, Thánh Mohammed được tôn thờ từ hàng ngàn năm cũng nhờ lời nói hay, nói phải. Có khi nói quan trọng hơn làm là vậy. Các nhà thơ, nhà văn biết viết (viết cũng là nói) có thể sống cùng với người đọc, được người đọc tin yêu, hâm mộ, được chia sẻ tâm tư hay được nghe theo. Nhà văn lớn người Nga được giải Nobel, Solzhenitsyn có nói: “ Ngôn từ phá được bê tông”. Quả thực, lời nói mang chân lý mạnh mẽ có thể phá gông xiềng trong đầu óc hay cửa thép nhà tù. Ta thường nói, “ lời nói phải đi đôi với việc làm”. Làm đã khó nhưng nói còn khó hơn. Lời nói mang chân lý đi trước, rồi sau đó song hành với việc làm, nói sao làm vậy. Một người thui thủi làm việc gì đó cho bản thân mình, không liên quan đến ai thì có thể làm mà không nói ra cũng chẳng sao. Nhưng một nhà lãnh đạo thì trước khi thực hiện (làm) việc gì đó liên quan đến quốc kế dân sinh hay một tập thể nhỏ phải biết nói để công khai, để dẫn dắt, thuyết phục mới thành công được. Có những người lãnh đạo biết nói để lôi cuốn quần chúng, họ hiểu sâu sắc rằng, không có quần chúng đồng tình tham gia và ủng hộ thì lãnh đạo tài năng đến mấy cũng chuốc thất bại mà thôi. Thế giới hiện đại còn ghi nhận một số câu nói của các nhà lãnh đạo tài ba lúc mới nhậm chức, nghĩa là khi họ mới chỉ có thể nói mà chưa có điều kiện chứng minh bằng việc làm. Tổng thống Kennedy có câu nói sau đó được coi là tiêu chuẩn đạo đức công dân của người Mỹ: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho đất nước mình”. Lúc mới nhậm chức, ngya cả nhiều người Nga cũng chưa biết ông Putin là ai. Nhưng ông tổng thống mới đã có một câu nói làm nức lòng họ: “Tôi xin hứa sẽ làm cho nước Nga được kính trọng”. Có thể nước Nga đã chuyển mình một bước lớn sau câu nói giản dị, ngắn gọn mà bắt mạch được khát vọng của dân chúng. Nhiều vị hoàng đế và lãnh đạo dân tộc ta xưa nay từng để lại nhiều câu nói đi vào lòng người dân rồi biến thành sức mạnh vô song trong nhiều thời kỳ lịch sử quan trọng của đất nước. Điều đó chứng tỏ người Việt đâu có kém khả năng truyền thông. Vấn đề là người lãnh đạo không được coi thường lời nói, biết nói là khó, phải biết “học nói”, rèn luyện khả năng nói cho người khác nghe và hiểu, phải biết đứng trước gương để luyện giọng và luyện cử chỉ theo nghĩa đen. Và quan trọng hơn hết thảy, phải có một trái tim lớn cùng với một trí tuệ sắc bén, độc đáo, biết từ bỏ những khuôn mẫu ngôn ngữ công thức xơ cứng (thường do thư ký viết hộ) để lời nói thật sự là của mình, là sự thật chứ không phải giả dối, đi từ trái tim mình đến tâm hồn dân chúng. Hàn phi đến nước Tần làm thuyết khách, dâng vua Tần bài văn “Nan ngôn” (ngại nói): “Bầy tôi là Phi sở dĩ ngại nói là vì: nếu lời nói thuận tai, trơn tru, đẹp đẽ, văn vẻ, hoa mỹ thì bị xem là phù hoa mà không chân thật. Nếu lời nói đôn hậu, cung kính, thẳng thắn, cẩn thận thì bị xem là vụng về không giống người ta. Nếu nói nhiều, dẫn nhiều lại hay so sánh thì bị xem là trống rỗng, vô dụng. Nếu nói tóm tắt, gọn gàng, trình bày thẳng mà không tô vẽ thì bị xem là gay gắt mà không giỏi biện luận. Nếu nói gay gắt đến những người thân cận, nêu rõ từng người thì bị xem là gièm pha và không nể nang người ta. Nếu nói chuyện rộng lớn, sâu xa không thể lường được thì bị xem là huênh hoang, vô dụng. Nếu nói chuyện vụn vặt trong nhà trình bày hết điều này đến điều khác thì bị xem là thô lậu. Nếu lời nói gần với thế tục, giọng không làm phật lòng người trên thì bị xem là tham sống và nịnh hót người trên. Nếu lời nói gần với thế tục, giọng không làm phật lòng người trên thì bị xem là tham sống và nịnh hót người trên. Nếu lời nói khác xa thế tục, coi thường người ta thì bị xem là lừa dối. Nếu lời nói lưu loát, nhanh nhẹn, biện luận thông suốt, có nhiều văn vẻ thì bị xem là hoa hòe hoa sói. Còn nếu bỏ văn chương, chỉ cứ theo phép tắc mà trình bày thì bị xem là quê mùa. Nếu luôn luôn đem chuyện Kinh Thi, Kinh Thư nói chuyện bắt chước người xưa thì bị xem là kẻ tụng sách xưa. Chính vì vậy cho nên bầy tôi Phi ngại nói và rất lo lắng.” (Hàn Phi Tử- Thiên III bản dịch của Phan Ngọc). Nói là rất khó. Cho nên phải học suốt đời!
Theo Saga.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét