Thuyết phục, đàm phán là kỹ năng quan trọng
dẫn đến sự thành công đặc biệt là trong kinh doanh.
Thuyết phục được xem là
nghệ thuật số một mà những người cực kỳ giàu có sở hữu. Brian Tracy cho rằng: “ Những
người không thể diễn đạt quan điểm của họ hoặc không thể tiếp thị bản thân một
cách hiệu quả thường gây được rất ít ảnh hưởng và không được đánh giá cao”.
Tại Mỹ đã có một trường mang tên “ Học
viện thuyết phục” do Kurt w.
Mortensen, đồng thời cũng là tác giả của “ IQ trong nghệ thuật thuyết phục” sáng lập ra.
Từ kinh nghiệm thực tiễn và sự tổng kết hàng
ngàn các bài giảng về nghệ thuật thuyết phục, Kurt w. Mortensen đã chỉ ra 10 trở ngại trong thuyết phục. Những trở
ngại mang tính chủ quan và khách quan giới hạn khả năng thuyết phục thành
công của bạn.
Trở ngại 1: Hiệu ứng Wobegon
Tác giả đã chỉ ra “Hiệu ứng Wonbegon” là trở ngại đầu tiên dẫn đến sự thất bại trong
thuyết phục. “Hiệu ứng Wonbegon” là thuật ngữ miêu tả xu hướng là hầu hết mọi
người đều nhìn nhận bản thân trên mức trung bình. Tác giả của cuốn sách Lake Wonbegon Days (Những ngày ở thị trấn Lake Wonbegon” của
mình đã miêu tả một thị trấn nơi “tất cả phụ nữ đều khỏe mạnh, tất cả đàn ông
đều đẹp trai và tất cả trẻ em đều thông minh”. Giống như những người trong thị
trấn nhỏ kia, chúng ta đều mang trong mình xu hướng nhìn nhận bản thân trên mức
trung bình. Một thực tế cho thấy con người thường nhận thấy mình phải che đậy
những khuyết điểm để làm cho mọi thứ tốt hơn thực tế. Nguyên nhân Hiệu ứng
Wonbegon ảnh hưởng tiêu cực đến khá năng thuyết phục lẫn cuộc sống của chúng ta
là vì đôi khi chúng ta tự lừa dối bản thân, không dám đối diện với những hạn
chế của mình. Những nhà thuyết phục giỏi có cái nhìn nghiêm khắc về bản thân và
đánh giá mọi việc một cách thực tế, cả điều tốt lẫn điều xấu.
“ Con
linh cẩu không thể ngửi thấy mùi hôi của chính mình”
( Ngạn
ngữ Châu Phi)
Trở ngại 2: Bức tường gạch của sự kháng cự
Đây là trở ngại khách quan thuộc về đối tượng
nhưng để phá được bức tường của sự kháng cự lại tùy vào khả năng thuyết phục
của bạn. Mọi cố gắng thuyết phục của bạn
không được mang tính đe dọa và phải thật tự nhiên. Hãy quên lối phóng đại,
tô vẽ đi. Chiến thuật đó càng thúc đẩy sự kháng cự từ phía đối tượng. Khi mọi
người cảm thấy họ đang phải chịu áp lực, bị ép buộc phải mua hàng hay làm điều
gì đó họ không cần hoặc không muốn, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Họ cảm thấy chính
bạn là người “lôi kéo”, “lừa dối”, “quảng
bá” hoặc “ép buộc” họ.
Thực tế cho thấy những nhà thuyết phục xuất
sắc nuôi dưỡng giác quan thứ sáu khi đề cập đến khía cạnh “thúc đẩy và lôi kéo” của khả năng thuyết phục. Bạn khuyến khích mà
không lôi kéo, dụ dỗ nhưng không cài bẫy, cảm nhận sau đó dự đoán dựa trên kiến
thức, bản năng, kinh nghiệm và những ám hiệu không lời.
Bởi vậy để phá được bức tường gạch kháng cự
bạn phải rèn luyện, mài sắc giác quan thứ sáu, nắm rõ tâm lý khách hàng, đặt
vào hoàn cảnh đối tượng để đưa ra chiến lược thuyết phục hiệu quả.
Trở ngại 3: Suy nghĩ giống như một nhân viên
Hầu hết mọi người đều coi bản thân là nhân
viên. Con đường dẫn tới sự thành công thường bị cản trở bởi chúng ta không có
khả năng hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình huống hiện tại của mình. Nếu bạn
cảm thấy không hài lòng về khoản thu nhập nhưng lại không làm gì để thay đổi nó
thì những gì chúng ta nhận được là xứng đáng. Sở hữu công việc của chính mình,
làm đúng nhiệm vụ, muốn có những lời khích lệ hay khoản tiền thưởng dựa trên
hiệu quả- những mong muốn này thường đồng nghĩa với thu nhập tăng lên. Các
chuyên gia thuyết phục thường kiếm lợi nhuận dựa trên hoa hồng mà họ kiếm được
là chủ yếu. Vậy hãy bắt đầu cuộc cách mạng trong bạn trước hết là thay đổi
trong lối mòn tư duy giống như một nhân viên.
Trở ngại thứ 4: Nói quá nhiều
Là một người hướng ngoại,có tài ăn nói, có khả
năng bắt chuyện với bất kỳ ai hoàn toàn là một lợi thế của bạn. Nhưng khi
thuyết phục đối tượng bạn cần hạn chế tốc độ nói của mình. Nếu bạn nói quá
nhiều, khách hàng sẽ cảm thấy bực mình vì họ nhận thấy bạn thích nghe mình nói
hơn là lắng nghe mối quan tâm của người khác. Những nhà thuyết phục giỏi biết
lắng nghe nhiều hơn và đặt câu hỏi khiến khán giả tự thuyết phục mình.
Trở ngại 5: Thông tin dồn dập
Có rất nhiều người khi thuyết phục khách
hàng lại cố gắng nhấn mạnh đến thù lao và các khoản hoa hồng. Điều đó
không sai nhưng vấn đề ở chỗ: Khán giả của bạn sẽ mua vì lý do của họ và chỉ vì
lý do của họ. Họ không quan tâm vì sao bạn thích sản phẩm hay dịch vụ. Khi bạn
muốn hướng sự chú ý vào lợi ích của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tốt nhất
là hãy trình bày tất cả các đặc điểm hay lợi ích mà khách hàng tìm kiếm đầu
tiên ở sản phẩm của bạn. Hãy để tự khách hàng nói cho bạn biết họ đang tìm kiếm
thứ gì và sau đó tập trung cuộc thảo luận của bạn quanh vấn đề chủ chốt đó.
Trở ngại thứ 6: Bị thúc đẩy bởi nỗi tuyệt vọng
Nếu bạn không thoải mái, căng thẳng hay hồi
hộp khi thuyết phục thì khách hàng của bạn cũng không thoải mái. Bạn đừng nên
đặt mình vào trạng thái: “ Tôi phải thực
hiện nhiệm vụ mua bán này”, “Tôi phải
làm việc với anh ta hoặc chuyện này sẽ kết thúc”, “Tôi phải đàm phán trong ngày
hôm nay nếu không tôi không thể chi trả các hóa đơn”. Sự tuyệt vọng, sợ hãi
thường mang đến kết quả không mấy tốt đẹp khi thuyết phục.
Trở ngại thứ 7: Nỗi sợ hãi bị phản đối
Trong nhiều tính huống thuyết phục bạn không
tránh khỏi tình huống bị khách hàng phản đối. Chạy trốn khỏi sự phản đối, để
nỗi sợ hãi lấn át và làm tê liệt chúng ta không giải quyết được vấn đề gì.
Những nhà thuyết phục thông minh thường nghĩ về mặt thực tế của tình huống dựa
trên lý trí “ Xét về mặt cá nhân mình
không hề bị phê phán, phản đối”. Bạn không nên cảm thấy kém cỏi, bối rối
hay tuyệt vọng chỉ vì quan điểm của một ai đó. Khả năng phục hồi sau khi đối
mặt với sự phản đối ở bất kỳ mức độ nào cũng là điều cần thiết trong thế giới
thuyết phục.
Trở ngại 8: Thiếu sự chuẩn bị
Để thuyết phục được thành công đòi hỏi bạn
phải có sự chuẩn bị về nhiều mặt: Hiểu biết đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của
bạn cả bên trong và bên ngoài; hiểu khán giả và những nhu cầu, mong muốn của
họ; chuẩn bị dụng cụ thuyết phục giới thiệu cho khán giả lựa chọn và thay thế;
biết lựa chọn cách thuyết trình phù hợp.
Trở ngại 9: Định kiến và giả định
Đôi khi chúng ta đánh giá khách hàng chỉ dựa
trên vài thông tin ngắn gọn, trông họ ra sao, hay tệ hơn, không có thông tin
đẩy đủ gì hết. Vấn đề ở chỗ, chúng ta nghĩ điều đó trong đầu trước khi cố gắng
thuyết phục khách hàng, và kết thúc sự mau bán, đàm phán bởi chúng ta nghĩ mình
không thể thuyết phục được họ. Đây là một sai lầm đầu tiên trong thuyết phục.
Bởi chúng ta chỉ đánh giá cuốn sách qua trang bìa của nó.
Trở ngại 10: Nắm bắt những kỹ năng kết thúc là
phương thuốc thần kỳ
Việc thuyết phục khán giả về một sản phẩm,
dịch vụ hay một ý tưởng nào đó diễn ra trong toàn bộ quá trình thuyết phục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bạn bắt đầu
bài diễn thuyết của mình như thế nào quan trọng hơn nhiều so với việc bạn kết
thúc nó.
“Chỉ có
một cách duy nhất khiến người khác làm bất cứ điều gì. Đó là làm cho bản thân
họ muốn làm điều đó”.
Để có sự thành công trong đàm phán, thuyết
phục đòi hỏi nhiều yếu tố. Tuy nhiên việc khắc phục những trở ngại trên là
thành công đầu tiên để có cuộc đàm phán, thuyết phục hiệu quả.
Theo Nguyen
Thuy Diu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét