Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Bạn có phải là một nhân viên XUẤT SẮC ?

Share |

Nhân viên xuất sắc có phải là Bạn ?
Quy tắc cơ bản và chỉ đạo tất cả những quy tắc khác, đó là bạn phải biết rõ về công việc của mình, làm tốt công việc đó và có thể làm tốt hơn những người khác.


Phải không để một ai biết bạn đã vất vả như thế nào để làm tốt công việc này. Bạn sẽ phải học mọi thứ và không cần để cho ai biết là bạn đang làm những việc đó. Trông bạn phải điềm tĩnh và chuyên nghiệp, luôn kiểm soát được tình hình. Hãy bình thản và tự tin làm các công việc thường ngày của mình. Không bao giờ phải bối rối và ngừng nghỉ. Tuy nhiên phải nhắc lại, điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự có khả năng hoàn thành công việc của mình.

1. Để người khác chú ý đến công việc của bạn

Trong nhịp sống bận rộn của công việc văn phòng, bạn rất dễ bị người khác lãng quên. Bạn thì phải làm việc quần quật và đôi khi quên mất là phải nâng vị thế cá nhân của bạn cũng như giá trị trong công viêc. Bạn cần có một điểm nhấn để bản thân mình nổi bật, khi đó mọi người sẽ nhận ra tiềm năng thăng tiến của bạn.
Nếu mỗi ngày bạn chỉ làm một loạt những việc lặt vặt và cắm cúi làm thêm những việc tương tự sẽ chẳng mai lại ích lợi gì. Nhưng nếu bạn tự nghĩ ra một công việc mới có ích cho công ty và trình bày kế hoạch hành động với sếp một cách rõ ràng, dễ hiểu thì chắc chắn bạn sẽ được chú ý, tất nhiên hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào năng lực của bạn. Nó thể hiện bạn suy nghĩ độc lập vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường và là người dám nêu lên ý kiến của mình (Chủ động). Tuy nhiên, cũng không nên thực hiện việc này quá nhiều lần, nó có những nguyên tắc riêng để thực hiện:
  • Chỉ thi thoảng mới làm.
  • Đảm bảo hiệu quả và thực tế.
  • Đảm bảo rằng tên của bạn ghi ở chỗ dễ thấy nhất.
  • Đảm bảo nhiều người liên quan đọc thì càng tốt.
  • Không nhất thiết phải thể hiện ý tưởng bằng cách viết, mà bằng nhiều cách có thể.
  • Việc này xuất phát từ tinh thần tự nguyện, năng lực cá nhân của bạn.
  •  
Cách thông thường để người khác chú ý đến bạn là hoàn thành xuất sắc công việc của mình, cách tốt nhất là toàn tâm toàn ý với nó và bỏ qua những việc “dư thừa” còn lại, khi nào có thời gian hãy quay lại giải quyêt sau.
2. Đừng bao giờ giậm chân tại chỗ

Đại đa số mọi người đi làm vói một suy nghĩ duy nhất: làm nhanh rồi về nhà. Trong suốt ngày hôm đó, họ làm bất cứ việc gì họ phải làm, rồi đợi đến lúc phải về. Đừng thực hiện duy nhất một loại công việc, nó chỉ khiến bạn giậm chân tại chỗ. Hoàn thành công việc không hoàn toàn là nhiệm vụ của bạn, nó đơn thuần chỉ là phương tiện để bạn đi đến mục đích cuối cùng. Mục đích đó là những gì bạn mong muốn: thăng tiến, tiền bạc, địa vị, thành công, quan hệ, kinh nghiệm v.v…
Tất nhiên hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc là điều nên cố gắng, Nhưng hãy nhìn xa trông rộng và lựa chọn kỹ càng những hành động của mình trong công việc hàng ngày. Và hãy làm việc trong khi người khác nghỉ ngơi, làm tập trung trong lúc người khác chỉ lo nghĩ về những vấn đề giải trí, vui chơi, hãy thực hiện kế hoạch của mình càng nhanh càng tốt.
Hãy cố gắng cải thiện năng suất làm việc của mình, để làm sao bạn có thể hoàn thành công việc của mình trong buổi sáng, và buổi chiều dùng để nghiên cứu về những khả năng phát triển & hoàn thiện sự nghiệp của mình trong tương lai. HÃY TẠO RA MỘT BUỔI CHIỀU TỰ DO.
Hãy chuyển động với những mục tiêu của mình, đừng chỉ đứng nhìn, đừng “ngồi” một chỗ, đừng đứng yên một chỗ.
3. Tự nguyện có chọn lọc

Nhiều người cho rằng, nếu họ đồng ý làm tất cả mọi thứ thì họ sẽ gây được sự chú ý, được khen thưởng và thăng chức. Điều đó không đúng. Người “ôm đồm” sẽ dễ bị lợi dụng, quá tải và bị đánh giá thấp. Vì vậy, trước khi đưa tay xung phong lên làm việc gì, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ càng. Hãy đặt ra cho bản thân những câu hỏi sau:
  • Tại sao người này muốn nhờ vả người khác?
  • Việc đó có lợi gì cho kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn?
  • Nếu không nhận, sếp sẽ nghĩ gì?
  • Nếu không làm, mọi người sẽ nghĩ gì?
  • Liệu đó có phải là việc chán đến nỗi không ai muốn làm không?
  • Đó có phải là người thật sự cần giúp đỡ của mình để chia sẻ gánh nặng công việc không?
  •  
Nếu bạn nhận một công việc chán ngắt, điều gì sẽ xảy ra:

  • Hoặc là Sếp sẽ nghĩ tốt vè bạn bởi cho rằng bạn có khả năng chấp nhận thử thách, sẵn sàng cho mọi việc
  • Hoặc là chỉ số IQ của bạn có vấn đề.
  • Nếu việc đó đã có người làm, người khác sẽ nghĩ bạn là người chuyên đi lấp chỗ trống.

Nhưng trong thực tế, đôi khi có những việc bạn phải “tự nguyện ” làm trong âm thầm, hoặc mặc định là mình sẽ giải quyết nó. Nhưng đừng để nó lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn chỉ làm khi mà không ai dám đứng ra nhận làm, và nên phát đi một thông điệp, tôi sẽ không lặp lại việc này.
  1. Hãy luôn đổi mới bản thân theo chiều hướng tích cực và mang lại giá trị cao

Có nghĩa là hãy nghĩ ra việc gì đó mà chưa ai từng làm (hoặc không đủ sức làm). Việc đó đơn giản là việc bạn trở thành chuyên gia về Excel, Word, hoặc về Central Desktop (một phần mềm quản lý của TGM đang ứng dụng để quản lý công việc của nhân viên), hoặc bạn là một người giỏi quan sát, viết báo cáo, giỏi Photoshop, biết khiêu vũ, nấu ăn giỏi v.v… Nếu muốn thành những chuyên gia “nhỏ” như thế, tất nhiên phải rèn luyện, và âm thầm học hỏi là cách tốt nhất.
Tuy nhiên, đừng trở thành người xuất sắc đến mức không ai có thể thay thế được, bởi tính ra, đây là những kỹ năng phụ trội, chứ không phải chuyên môn chính của bạn. Nếu trở thành một người như thế, có khả năng bạn bị làm phiền khá cao, và một khi đã mất tập trung vào những việc “nhỏ” nằm ngoài công việc của bạn, bạn sẽ ngày càng khó kiểm soát nó.
Việc làm cho mình mới mẻ, không có nghĩa là “chơi trội”, nó chỉ giúp bạn được đánh giá cao, nổi bật hơn so với người khác, người khác nhìn bạn là một người độc lập, có phẩm chất vượt trội.
Và điều này, nếu suôn sẻ, bạn có thể sẽ làm cho người khác chú ý tới bạn hơn cả sếp của bạn, có khi người đó là sếp của sếp khác, hoặc người đó có những mối quan hệ tiềm ẩn đầy sức mạnh có thể giúp ích cho sự nghiệp của bạn.
Như thế, thường có “tính từ” hoặc cụm từ bổ trợ cho tên bạn đằng sau, ví dụ: Nguyễn Văn A – một người sáng tạo bậc nhất đối với các mẫu poster.
Một khi điều đó tạo nên “dư luận”, thật khó mà sếp bạn từ chối việc “tự giác” tăng lương cho bạn (tất nhiên đó là những việc phải thật sự tốt.
Nếu những ông sếp khác nghĩ bạn là một nhân viên giỏi, thì thế nào sếp của bạn cũng dần dần có nhận xét như vậy.

  1. Cam kết ít nhưng hoàn thành nhiều

Nếu bạn nhận thấy có thể hoàn thành công việc vào thứ Tư thì hãy nói là thứ Sáu. Nếu bạn thấy phòng bạn cần 1 tuần để hoàn tất công việc thì hãy nói hơn Một tuần. Nếu bạn thấy để cài đặt và chạy một chương trình cần 2 người, hãy nói là 3.
Đây hoàn toàn không phải là dối trá, đây là sự cẩn trọng.

 Nếu người khác phát hiện, bạn nên giải thích rõ ràng là bạn cần tính toán kỹ lưỡng công việc, và tất nhiên là dự trù cả những rủi ro. Họ không có quyền trách cứ hay chỉ trích bạn.
Đó chính là Cam kết ít. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ luôn có thời gian hay con người dư trôi ra để nghỉ ngơi. Những gì bạn làm là hoàn thành công việc trước thời hạn được giao và THẬT SỰ cần phải làm tốt hơn những gì bạn đã hứa. Đây là Hoàn thành tốt hơn.

Hãy luôn làm vượt trên sự mong đợi của mình, nhưng tập trung vào chất lượng, chứ không cần bận tâm về thời gian nữa, bởi bạn chỉ cần hoàn thành đúng deadline, và deadline này là những gì bạn đã thỏa thuận dư trôi ra vào lúc nhận nhiệm vụ.

Hãy cẩn thận một chút, làm trên sức mình, nhưng cũng đừng quá độc lập, bởi có những việc cần sự hỗ trợ của cả nhóm người, và phải thật khôn khéo – ĐỪNG DẪM CHÂN LÊN NGƯỜI KHÁC – đừng cố làm những việc đã có người khác phụ trách (chuyên môn của họ).
Nên dùng chiến thuật này thường xuyên, nhưng hãy khéo léo.
Và không cần phải la làng lên, việc gì mình cũng biết làm, hãy làm khi thật sự không ai làm được hoặc không ai đủ khả năng làm. Và hãy làm những việc mà chỉ có thể có bạn mới làm được thì càng giá trị (tất nhiên nó phải liên quan đến vị trí bạn đang làm việc).
Điều quan trọng, KHÔNG ĐƯỢC thực hiện ít hơn hay muộn hơn cam kết.
Đừng trở thành những người làm người khác thất vọng, khi việc gì cũng nhận để mong người khác tuyên dương và ủng hộ, họ đồng ý ngay lập tức và cuối cùng đuối sức với việc đó, kết quả là không đúng những gì người khác mong đợi. Thoạt tiên, họ sẽ giống như những người việc gì cũng làm được nhưng sau lại chứng minh họ bất tài.
  1. Biết nhiều điều mà người khác không biết

Trước tiên, bạn hãy xem xét kỹ càng năng lực của mình, điểm mạnh, điểm yếu, để xác định kiến thức – kỹ năng nào sẽ có ích cho công việc của mình. Lợi thế của bạn, là biết điều gì đó, mà khi người ta cần đến thì chỉ có thể nhờ vả bạn.
Hãy đảm bảo những quy tắc sau:
  • Phù hợp
  • Có mục đích
  • Gây hứng thú
Có như vậy, những gì bạn biết mới trở nên quan trọng, bạn sẽ trở thành một nhà tư vấn hơn là một nhân viên bình thường. Nếu bạn đem chia sẻ lại những gì mà sếp chia sẻ với bạn hoặc bạn học hỏi từ sếp thì nó càng đem lại hiệu quả cao hơn nữa.
Cuối cùng, tất cả những gì bạn hiểu biết về thế giới xung quanh, côn trùng học, vũ trụ, hay là quán ăn, quán nước, những chỗ thú vị, hay về địa lý, lịch sử v.v… hãy biến nó trở thành cơ hội của mình.
  1. Toàn tâm toàn ý vào công việc

Làm việc chăm chỉ nhất có thể. Ai cũng có thể vừa làm vừa chơi, nhưng bạn thì không. Họ có thể trong giờ làm nghỉ ngơi, duỗi chân ra ghế, nghỉ lưng, nhưng bạn thì không. Hãy luôn tập trung mục tiêu, đừng bao giờ quên bạn tới đây (môi trường công sở) để làm gì, bạn đến để xây dựng tương lai cho mình!.
Bạn sẽ:
  • Không có thời gian nghỉ ngơi
  • Không có thời gian lười biếng.
  • Không sai phạm (anh Trần Đăng Khoa đã chia sẻ: Công ty trả tiền cho người lương nhiều để họ không được phép mắc sai lầm, còn trả lương thấp, nghĩa là sai lầm của họ sẽ đánh giá ngược lại mức lương.
  •  
Hãy mô phỏng thái độ làm việc của một… TỘI PHẠM CHUYÊN NGHIỆP – Họ buộc phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt và không được làm bất cứ điều gì sơ suất, vì nếu bị chú ý thì những tội lỗi sẽ bị lộ. Hãy cẩn thận với lời nói và việc làm của mình.
Hãy trở thành người thận trọng, tận tụy, nhiệt tình, sẵn sàng, cảnh giác và nhanh nhẹn. Đây là một nhiệm vụ rất khó.
Hãy khách quan với mọi sự việc diễn ra mà không liên quan đến công việc của bạn. Mở to hai mắt và hai tai để nghe nhìn cho rõ chuyện gì đang diễn ra. Hãy tập thói quen quan sát. Hãy giải quyết mọi việc một cách tinh tế và nhẹ nhàng hơn rõ.
Hãy toàn tâm toàn ý vào công việc, hãy luôn đặt cho mình câu hỏi, “Điều này có phá vỡ quy tắc của mình không?” Sau đó hãy đưa ra quyết định.
  1. Yêu thích việc mình làm

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với việc mình làm, thì thật sự bạn sẽ chẳng làm tới đâu cả. Hãy tự tin khi nói rằng bạn yêu thích công việc nào đó và muốn làm nó. Đừng bị cuốn vào cuộc đua: Thi đua nhau ca thán xem ai là người ghét công việc của mình nhất.
Đừng bao giờ để điều này xảy ra với bạn. Bạn phải yêu thích công việc mình làm hoặc tìm việc mình thích mà làm và để người khác biết về điều đó.
Không có bí mật về sự thành công được che đậy nào ở đây cả, đơn giản “Làm việc mình thích, trở nên giỏi nhất trong những việc đó và cái gì đến sẽ đến với bạn”
Một khi bạn làm những việc mình thích, bạn sẽ tự hào về những việc mình làm, yêu thích những thách thức, mong muốn mỗi ngày với niềm lạc quan và sự hứng khởi. Điều này khác với kiểu làm việc thoải mái.
Làm việc thoải mái nghĩa là không cần chuyên tâm để thành công cho lắm, chủ yếu là buôn chuyện, chọc phá đồng nghiệp, ăn uống thỏa thích, bày trò trong công ty. Nó sẽ nhanh chóng biến mất, bởi sự bày trò cần có người tham gia, nếu những người khác nghiêm túc không tham gia, kẻ bày trò chẳng còn đất “dụng võ” rồi cũng nhanh chóng chán mà thôi.
Đôi khi sự thú vị trong công việc bạn yêu thích còn xuất phát từ khó khăn, cảm giác tiêu cực, áp lực,v.v…
Đừng tham gia “cuộc đua” nào cả. Đừng trở thành nhạn nhân của mọi thứ.

  1. Rèn luyện một thái độ đúng đắn

Bất kể ở vị trí nào, bạn đang làm việc cho công ty, và không có ông chủ nào ngoài “công ty” cả. Bạn phải đứng về phía “công ty” – lợi ích chung của tập thể, chứ không phải lợi ích cá nhân của ai cả.
Trong môi trường công sở, bạn không nhất thiết phải răm rắp nghe theo ông chủ, hoặc tham gia “nói xấu” ông chủ với đám đồng nghiệp khác. Hãy tỏ ra là người hiểu chuyện, biết điều, nhưng ĐỪNG THAM GIA. Hãy cố gắng phân tích mọi lời nói, hành động, cử chỉ của những người tạo mâu thuẫn, để tìm hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn của họ, để giúp đỡ tập thể đi lên. Đừng “ngụy trang” bằng cách tham gia vào các buổi “lật đổ” ngầm, có thể điều đó giúp bạn an tâm hơn khi đứng về số đông, nhưng chẳng có ích gì, một lần nữa, bạn đang làm việc cho công ty.
Bạn có thể tán đồng, nhưng hãy khéo léo và đừng tỏ ra mặt kêu ca, phàn nàn, chỉ trích, nói xấu.
Thái độ đúng đắn:

  • Đứng về phía công ty, lãnh đạo, nhà quản lý và nhìn mọi sự vật dưới góc nhìn của họ.
  • Tập trung để trở thành một người toàn tâm toàn ý vào công việc, tuân thủ các nguyên tắc do mình đặt ra
  •  
Đây chính là thứ mà bạn phải luyện tập hàng ngày. Bất kể lúc nào. Từ đó bạn sẽ tiến xa hơn người khác. Người khác có thể bỏ cuộc, rút lui nhưng bạn thì KHÔNG!
Ngẩng cao đầu, không kêu ca, luôn lạc quan vui vẻ, luôn nhìn thấy lợi thế và cơ hội ở khắp nơi!
Hãy cố gắng không làm ai thất vọng, đừng làm tổn thương ai, đừng dụ dỗ ai làm điều gì sai trái cả.
Nhanh nhẹn, tốt bụng như phải cảnh giác. Thận trọng nhưng cũng dám dấn thân vì những cơ hội thành công!

  1. Đừng bao giờ để người khác biết bạn vất vả như thế nào

Bạn có thể thức đêm thức hôm, đi sớm về trễ, làm việc vất vả, nhưng đừng bao giờ “khoe khoang”điều đó với đồng nghiệp hoặc “kêu ca” với sếp.
Bạn có thể gặp stress, bị áp lực từ gia đình, cuộc sống, người yêu v.v… nhưng đừng cứ phải “càm ràm” với mọi người xung quanh.
Đối với người khác, thấy bạn suốt ngày bị áp lực bởi công việc, không có thời gian lo cho bản thân, xuống sức, luôn căng thẳng, vò đầu bứt tóc v.v… đối với họ mà nói, vừa thương hại, nhưng vừa chẳng muốn làm việc với dạng người như vậy, kể cả sếp, kêu ca, than vãn chỉ làm cho vấn đề trở nên rắc rối hơn thôi, sếp sẽ cân nhắc kỹ là có nên giao cho bạn những việc quan trọng hơn không, trong khi những việc nhỏ đã khiến bạn trở nên quá mức như vậy?
Hãy cứ ung dung, bình thản vượt qua mọi khó khăn để làm cho người khác nhìn vào thấy bạn là một người luôn hoàn thành tốt công việc của mình, có sự thư thái, điềm tĩnh, tự chủ và… lạnh lùng nữa. Cho dù gặp áp lực thế nào, cũng đừng kêu ca, cho dù sếp có hỏi như thế nào, cũng nên nói giảm, nói tránh vấn đề đi, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Đừng bao giờ để người khác biết bạn làm việc vất vả như thế nào:

  1. Không bao giờ xin thêm thời gian để hoàn thành công việc được giao
  2. Không bao giờ cần nhờ người làm hộ: Đừng bao giờ nói việc đó nằm ngoài khả năng của mình. Bạn có thể nhờ hướng dẫn, khuyên bảo, cung cấp những thông tin hay xin ý kiến, nhưng đừng bao giờ nhờ người khác làm hộ.
  3. Không bao giờ kêu ca phàn nàn về khối lượng công việc bạn phải làm là quá nhiều.
  4. Học thái độ quả quyết để không bị quá tải – Không nhất thiết phải làm quá nhiều việc.
  5. Đừng bao giờ để người khác thấy bạn mệt vã mồ hôi.
  6. Luôn luôn tìm cách giảm nhẹ khối lượng công việc (tất nhiên là kín đáo) và tìm cách tăng tiến độ công việc.
Nhân viên xuất sắc có phải là Bạn ?

 Theo Lê Vũ’s Blog


1 nhận xét: