MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ BLOCKCHAIN.
============================================
Đừng hỏi sao mình viết cái tựa chói tai vậy, bởi kỳ thực nó đang là câu hỏi gây khổ sở cho những người nào có chút quan tâm và muốn tìm hiểu về: #crypto, tiền ảo, #tiền_điện_tử, #bitcoin... Nếu đã từng bực mình vì tìm đọc mãi mà không hiểu nổi và buộc miệng hỏi câu như tựa bài, mời anh chị đọc tiếp bài này, có thể sẽ hiểu ra lờ mờ. |
PI - NETWORK |
Vì sao ở bài trước mình nói crypto là lợi khí chống lại những chính phủ độc tài?
Vì sao ta nghe về blockchain mà không hiểu?
Vì sao hễ nghe tới blockchain thì thấy là cái gì ngầu lòi nhưng nghe tới tiền ảo hay crypto này nọ thì nghĩ ngay tới lừa đảo?
Đào bitcoin là làm cái *** *** gì?
Tại sao lại có thể đào ra tiền bằng máy tính được?
1. Trước hết hãy nói về blockchain:
Có lẽ tất cả những anh chị đọc trang facebook này đều đã học xong cấp 3 khi blockchain được ra đời. Và những tri thức trước đó đã mặc định sẵn trong đầu ta về thế giới này. Những thứ ra đời sau ta sẽ khó hình dung nó là cái gì và dẫn tới việc không thể chấp nhận.
Nói rộng ra một chút, chắc ít người biết về mã nhị phân, số bát phân, số thập lục phân... Đại khái đây là những cách đếm số khác với cách đếm thập phân mà chúng ta học.
Ví dụ một người bình thường có hai mươi ngón tay ngón chân,
- trong hệ thập phân ta sẽ viết số là 20 ngón
- nhị phân viết là: 10100 ngón
- bát phân viết là: 24 ngón
- thập lục phân viết là: 14 ngón
Anh chị sợ chưa? Thực ra thì không có gì đáng sợ, tất cả những cách viết này có cùng giá trị là hai mươi. Nó khác hiểu biết thường thức của chúng ta, nhưng nó đúng. Từ mã số nhị phân chỉ có hai ký tự 1 và 0, chúng ta đã có máy tính điện tử, hiển thị hằng hà sa số nào phim nào hình nào nhạc, nào phần mềm làm toán cho tới phần mềm điều khiển tên lửa. Càng nghĩ càng thấy vô lý phải không? Thế quái nào mà chỉ có hai số 1 và 0 mà làm ra được những thứ bất khả tư nghị như vậy? Nhưng thực tế là được và chúng ta vẫn đang dùng hàng ngày mà chẳng cần hiểu tại sao nó được.
Bây giờ trở lại với blockchain, ta không cần đi sâu vào hiểu nó vận hành thế nào, chỉ cần hiểu rằng đây là một phương thức mới trong công nghệ máy tính. Blockchain lưu trữ dữ liệu thành những “cục” (hình dung như cục gạch) riêng lẻ, và nối kết với nhau bằng những mã khoá thời gian. Cục trước nối với cục sau bằng mã khoá như vậy liên miên. Không thể xoá hay thay đổi nội dung một cục trong chuỗi này vì không thể mở cả chuỗi khoá chồng khoá. Từng tài khoản hay thiết bị là một cục trong chuỗi toàn cầu. (Nôm na nhiêu thôi, chứ để hiểu sâu hơn thì cần nói thêm về 4 thứ nữa: #Distributed, #Trusted #computing, #Smart #contracts, #Proof_of _work.) Cứ hình dung không có blockchain thì dữ liệu của chúng ta liên kết bằng những sợi dây lỏng lẻo, có thể thay đổi, có thể đảo ngược nếu làm đúng cách (hack) hoặc làm chủ nguồn dữ liệu (chính phủ can thiệp...). Có thể liên tưởng một cách dè dặt: phương thức của blockchain là một tổ hợp dây leo chằng chịt nối với nhau và không có chỗ nào là gốc cả, còn phương thức cũ là một cái cây chia ra thành những nhánh nhỏ.
Đọc tới đây chắc nhiều anh chị không phải dân chuyên ngành IT chắc cũng đau đầu rồi. Tóm lại, công nghệ blockchain là phương thức tương tác dữ liệu kiểu mới, không thể thay đổi, không thể đảo ngược, không thể điều khiển bởi thế lực nào kể cả người tạo ra nó.
2. Vậy người tạo ra blockchain là ai?
Là một thiên tài với suy nghĩ và tầm hiểu biết vượt trội hầu hết nhân loại. Nick name của người này là Shatoshi Nakamoto (中本哲史). Năm 2007 nick này bắt đầu đề xuất về một phương thức giao dịch, một loại tiền mà tất cả người dùng không cần tin nhau, không cần qua một đơn vị trung gian như nhà nước hay ngân hàng. Tên miền Bitcoin.org được đăng lục vào 18/8/2008. Ngày 31/10 cùng năm, Shatoshi công bố White Paper, nói về phương thức blockchain cho bitcoin.
Ngày 3/1/2009, “cục” bitcoin đầu tiên được ra đời bởi thuật toán của Shatoshi.
Mỗi người có thể tạo ra một địa chỉ mã hoá để nhận và gởi bitcoin, gọi là ví.
Ngày 12/1/2009, những cục bitcoin đầu tiên được Shatoshi gởi đi cho một nhà mật mã học. Năm 2010, Shatoshi gửi khoá báo động cho một nhà mật mã học khác để cảnh giới nếu hệ thống bitcoin bị tấn công. Sau đó Shatoshi hoàn toàn cắt liên lạc với thế giới cho đến tận ngày nay.
Tất cả công trình của Shatoshi là mã nguồn mở và “ông” đã đưa nó công khai lên GitHub. (Nhờ vậy mà sau sự thành công của bitcoin, những đồng tiền ảo ăn theo mọc lên như nấm.)
Tới khi Shatoshi mất tích, bitcoin và blockchain bắt đầu được chú ý một cách hời hợt bởi đám đông, nhờ những trang cộng đồng có đủ thiên tài lẫn bọn ngốc như Reddit...
Ngày 22/10/2010, lần đầu tiên có một chủ cửa hàng chấp nhận bán 2 cái bánh pizza với giá 10.000 bitcoin. Anh ta đã tạo cái ví và nhận số bitcoin từ người mua.
Năm 2016, người viết bài này bán hết bitcoin của mình với giá 500 USD/bitcoin để lo công việc.
Năm 2020, người viết bài này ngậm ngùi kể câu chuyện bitcoin và nhìn giá nó là 12.000 USD/bitcoin.
Vậy tại sao bitcoin lại là tiền?
3. Muốn biết, phải hiểu cái gì là Tín Tệ:
Hiện nay, thẻ tín dụng, internet banking, thẻ cash... đều không phải là tiền mặt. Không có tấm giấy hữu hình nào in gương mặt ông Benjamin hay ông Fukuzawa cả. Nhưng chỉ là những con số, mà cũng chẳng nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ là ảo ảnh, phải có đầu đọc, máy tính, hệ thống phần mềm khổng lồ vận hành... thì cái khái niệm “tiền” đó mới có giá trị.
Bây giờ thử cầm cái thẻ cash có số dư 10 triệu đô hay cầm cái laptop có tài khoản internetbanking 200 tỷ ra chợ quê xem có mua được bó rau hay không? Với người bán rau, đó chỉ là cái miếng nhựa hoặc những con số vô nghĩa được tạo ra trên màn hình! Vì họ không tin, không có hệ thống thanh toán tương thích, nên tài khoản của bạn vô giá trị với họ.
Tài khoản ngân hàng nhìn theo góc độ này, cũng là một loại tiền ảo. Mà người ta gọi nó một cách hoa mỹ là tín tệ - tiền xây dựng trên lòng tin.
Mấy ngàn năm trước, người ta lấy vỏ sò làm tiền. Sau đó là những miếng kim loại thủng lổ. Bây giờ là những tờ giấy in hình người. Tự bản thân những món này không có giá trị gì cả, không ăn được. Nó phải có một chính phủ bảo đảm phía sau, rằng cầm tấm giấy này đi ra đường có thể đổi được đồ ăn. Tất cả cũng là lòng tin. Rất tiếc, nhiều chính phủ có vị thế rất thấp, lời bảo chứng của họ không có giá trị, cầm tấm tiền của nước đó đi ra nước khác không khác gì tấm giấy lộn. Mặt khác, chính phủ có thể in tiền, nên nó thiếu thì nó in, mà xã hội thì không tạo ra đủ lượng hàng hoá để bù lại, nên càng ngày càng nhiều tiền in ra mà lại càng mua được ít hàng hoá hơn, gọi là lạm phát.
Vậy chắc bạn đang tự hỏi tín tệ mà còn bất ổn vậy, thì ảo tệ crypto còn bất ổn đến đâu? Hãy cùng xem tiếp vào kỳ tới!
4. Crypto: phủ nhận vai trò độc tôn của chính phủ và giao dịch an toàn không dựa trên lòng tin vào trung gian.
5. Vì sao nhiều người có thể sử dụng danh từ crypto để lừa đảo? Làm sao để tránh?
6. Lời khuyên dành cho anh em thiện lành: hãy hiểu biết về crypto và dùng nó như thần binh lợi khí!
CỨ CÀI APP PI NET WORK ĐI RỒI HIỀU NHÉ!
Nếu cài nhớ vào nhóm tôi nhé khi dùng invitation code: Thienco71 để cùng tìm kiếm kiến thức, nếu khó cài quá thì xem topic dưới nhé!
(Còn nữa nếu có yêu cầu)
NGUYỄN QUANG DUNG
Hãy tranh thủ đào trước khi quá muộn! |
DO YOU KNOW ? PI |
Hướng dẫn đào đồng Pi Network qua 6 bước: Bước1: Bạn vào CH PLAY hoặc App Store để tìm và tải App Pi Network về điện thoại. Bước 2: Click vào ứng dụng đã cài, rồi vào "continue with phone number". Chọn "Vietnam +84" rồi điền số điện thoại của mình. Bước 3: Nhập password cho tài khoản (tối thiểu 8 ký tự, có 1 chữ viết hoa và 1 số) Bước 4: Nhập họ và tên (không dấu) vào "first name" và "last name". Bước 5: Mục "Choose username" các bạn nhập tên tài khoản, nhớ là viết liền không dấu (ví dụ: hovaten). Bước 6: Mục "Invitation code" các bạn nhập "Thienco71" rồi ấn SUBMIT. Sau đó vào App Pi Network bấm biểu tượng hình tia sét và bắt đầu tích lũy Pi. Lưu ý: Cứ sau 24 giờ nhớ vào lại App Pi Network bấm nút tia sét 1 lần, ngày nào cũng thế!