Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Bạn thế nào trong mắt Đồng nghiệp ?

Share |

Bạn thế nào trong mắt nhân viên ?
 Mọi thứ xung quanh xảy ra đều có một ý nghĩa gì đó, và những hành vi của những người xung quanh đều tác động đến ta, một khi tác động đến ta, sẽ nảy sinh trong ta những nhận xét và đánh giá về người đó.
 Và người khác cũng sẽ làm vậy với ta qua những hành động, cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ, v.v… của ta hàng ngày.
 Quy tắc này sẽ đảm bảo cho bạn “định hướng” được những phán xét trên theo những tiêu chí tích cực và thúc đẩy sự nghiệp của bạn nơi công sở.
Trong quy tắc này cũng chỉ ra, nếu những thói quen của bạn đang gây “tín hiệu xấu” thì nó cũng chỉ cho bạn giải pháp để tháo gỡ những “nhãn dán” đó.
Bạn không thể cấm mọi người nhận xét đánh giá về bạn, nhưng bạn có thể “điều khiển” được những nhận xét đánh giá ấy theo chiều hướng tích cực.

    1. Ăn mặc lịch sự – tươm tất

Không nên ăn mặc cẩu thả, quá lố lắng hoặc quá xấu. Nếu bạn không có trang phục đẹp, hãy tươm tất, gọn gàng và sạch sẽ. Nếu bạn ăn mặc đẹp cả năm thì không sao, nhưng chỉ cần ăn mặc “ngốc” một ngày đi làm, người ta sẽ nhớ nó suốt những ngày bạn còn ở công sở.
Không cần ăn mặc quá sức sang trọng vượt quá túi tiền của bạn. Hãy cố gắng ăn mặc có một phong cách riêng, nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí lịch sự, tươm tất, sạch sẽ và gọn gàng. Quy tắc này cũng phụ thuộc vào môi trường công ty của bạn nữa.
Một số cách ăn mặc không nên:
  • Mang giày pata, dép lê, dép lào, giày thể thao quá mốt.
  • Quần bò (dạng quần bóng bẩy như ca sỹ).
  • Ăn mặc như một người đi tăm biển (lòe loẹt)
  • Ăn mặc kiểu nghệ sỹ.
  •  
Những gì bạn ăn mặc, sử dụng đều là “Cơ hội” để người khác đánh giá, nhận xét về bạn. Hãy cẩn thận.
Hãy ăn mặc đúng với năng lực và vị trí của bạn, hoặc như những người mà bạn ngưỡng mộ, là mục tiêu phấn đấu của bạn, điều đó không có gì xấu hổ, chỉ là mô phỏng mô thức của người khác qua dáng vẻ mà thôi (Sách làm chủ tư duy).
    1. Hãy nuôi dưỡng một nụ cười

Hãy luôn cố gắng mỉm cười dù việc gì có xảy ra đi chăng nữa. Mỉm cười với đồng nghiệp vào buổi sáng, mỉm cười khi bắt tay, cười khi mọi chuyện có thể gặp khó khăn, cười khi mọi việc tồi tệ… Dù thế nào cũng hay mỉm cười.
Trong mắt nhân viên Bạn như thê nào ?
Nhưng hãy cười thành thật và thân thiện. Khuôn mặt, mắt, mũi, miệng cũng phải thể hiện sự nhiệt thành, chân thật, cởi mở và vui vẻ. Cách đơn giản để làm điều đó là BẠN HÃY TIN MÌNH XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC YÊU QUÝ, và tưởng tượng khi cười với người khác là lúc người ta thể hiện sự quý mến mình.
Và bạn phải học cách yêu thích nụ cười của mình, nếu không thì nó sẽ trông sượng và giả dối.
Bạn có thể đứng trước gương để tập, hoặc tập ở bất cứ đâu bạn muốn. Hãy sử dụng phương pháp “Neo cảm xúc” (sách Làm chủ tư duy) để biến mọi suy nghĩ của mình thành một trạng thái muốn trao nụ cười.
Hãy thử quan sát nụ cười của mình trong gương, từ nhiều khía cạnh. Nếu có quay phim lại nụ cười thì càng tốt, bạn sẽ “xem” được chính nụ cười của mình diễn như thế nào để học hỏi.
Một chút bí quyết:
  • Đừng cười quá “tít mắt” – hết cỡ.
  • Hãy cho người khác thấy răng bạn, tốt nhất là đừng thấy lợi, chỉ một phần răng thôi.
  • Hãy kèm theo cảm xúc tích cực lúc cười, hoặc nghĩ tới một điều gì đó vui vẻ.
  • Hãy thường xuyên luyện tập, bạn sẽ có một nụ cười đẹp.
  •  
    1. Đừng bắt tay hời hợt

Chúng ta rất hay bắt tay. Và cái bắt tay đó thể hiện rất nhiều tín hiệu, nó cho biết bạn có tự tin hay không, bạn có tôn trọng đối phương hay không, bạn có hạnh phúc không v.v… Vì thế, bạn phải luyện cái bắt tay của mình thật có phong cách, tự tin, thể hiện sự tin cậy và chắc chắn.
Bạn cần tạo cho đối phương biết được bạn là người có sức mạnh (nghĩa bóng, không phải là siết tay đổi phương), tự tin, quyền lực và ấn tượng về bạn.
Bắt tay với người lớn tuổi – địa vị cao hơn: hãy bắt bằng cả 2 tay. Tuy nhiên, đây là cử chỉ không nên lạm dụng, bạn có thể làm đối phương đau nếu bắt mạnh và nếu bạn shake không đúng cách, thì có thể bị coi là kẻ bợ đỡ, xu nịnh.
  • Có một số người bắt tay bằng 2 ngón – ngón trỏ và ngón giữa, nó làm cho đối phương cảm giác như đang bắt tay với một vị vua.
Bắt tay là một nghi lễ, một phong tục, thói quen đã có từ lâu đời.
Nếu gặp đối tác, hãy tranh thủ vừa bắt tay vừa giới thiệu tên mình, bạn sẽ nhanh chóng gây ấn tượng và làm cho người ta nhớ đến mình ngay lúc đó. Hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương khi bắt tay, và nhắc lại tên họ khi họ đã giới thiệu xong.
    1. Thể hiện sự tự tin và lòng nhiệt huyết

Tự tin và sự nhiệt thành của bạn đến từ cả bước đi. Hãy thể hiện chúng từ những hành động nhỏ nhất có thể.
Bước nhanh và mạnh mẽ. Luôn tỉnh táo, đầy sức sống, cho dù gặp bất cứ chuyện gì đã xảy ra hôm qua.
Đừng lo lắng, đừng kiểu mất hồn như mới vừa ngủ dậy, đừng tỏ ra mệt mỏi.
Tuy nhiên, hành động quá dồn dập và nóng vội. Mọi việc phải trong tầm kiểm soát của bạn.
Hãy luôn tỏa sáng, tươi trẻ, đầy sức sống và đủ nhiệt thành.
    1. Phát huy thương hiệu cá nhân qua phong cách thu hút

Phong cách gắn liền với những đức tính tốt và phù hợp với môi trường công sở ( Trang nhã, lịch thiệp, hiện đại, tinh tế, có học thức, tế nhị và sâu sắc)
  • Hãy lựa chọn một đặc điểm mà làm người khác ấn tượng tốt về bạn nhất (đôi khi họ buộc miệng khen bạn)
  • Và phát huy phong cách này theo điều 1. Chỉ có điều là nâng cấp tạo thành một phong cách riêng ở môi trường công sở.
Nó rất có ích cho bạn, nhất là bạn còn muốn tiến xa trên con đường sự nghiệp.
    1. Mỗi ngày hãy chỉn chu như ngày đầu đi làm (hoặc đi phỏng vấn)

Đầu tóc, quần áo, nước hoa (nếu có), cạo râu (nếu là đàn ông), trang điểm vừa phải (nếu có thể) v.v….
    1. Hãy trở nên hấp dẫn

Bạn có thể chọn một mẫu người đề mô phỏng (như điều 1 đã gợi ý). Nhưng đây là mô phỏng theo phong cách tạo sức hút.
Hãy tập luyện để nó trở thành charisma (sức hút cá nhân) của bạn. ĐIỀU NÀY RẤT QUAN TRỌNG.
Chú ý đến dáng đi, cách ngồi, cách hoạt động, tùy từng hoàn cảnh.
Không nên:
  • Ngồi phịch xuống.
  • Đi thõng vai.
  • Lôi thôi lếch thếch.
  •  
    1. Hãy luôn điềm tĩnh

Bạn không nên quá gần gũi và suồng sã với mọi người, cái gì cũng có hai mặt của nó. Bạn gần gũi thì có thể bông đùa vui vẻ và có thể gây thiện cảm nếu bạn mọi người cảm thấy chuyện đó là được. Nhưng nó sẽ khiến cho bạn bị lẫn vào đám đông.
Môi trường công sở khá đặc biệt, nó khiến cho bạn phải linh hoạt mọi thứ. Nhưng đa phần, bạn phải thật sự là người điềm tĩnh (không có nghĩa là chậm chạp quá).
Bạn cần tránh:
  • Những việc nặng nhọc làm bạn vã mồ hôi
  • Những việc làm bạn hốt hoảng
  • Nhưng việc làm bạn trở thành tâm điểm
  •  
Hãy luôn bình tĩnh, có một thái độ hợp lý với mọi việc. Kiểm soát suy nghĩ và hành động của mình. Tránh ảnh hưởng bởi suy nghĩ và tác động của người khác.
Trở thành một người điềm tĩnh sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong mọi thứ.

    1. Chú ý cách ăn nói

Nói là để giao tiếp và trao đổi thông tin, một khi bạn không rèn luyện khả năng này cho thật tốt, có nghĩa là bạn mất đi sức mạnh làm việc của tập thể khá nhiều. Nội dung bạn nói không quan trọng bằng cách bạn diễn đạt, bởi nó có hay đến đâu nhưng đối phương không hiểu thì cũng bằng thừa.
Bạn cũng chú ý thái độ lúc nói, tránh:
  • Không lầm bầm (Người khác không hiểu bạn nói gì, lại dễ gây tâm lý tiêu cực)
  • Không nói quá yếu hơi, nhỏ nhẹ
  • Không dùng biệt ngữ (hoặc đệm quá nhiều từ tiếng Anh mà đối phương không biết)
  •  
Để giúp bạn cải thiện cách ăn nói, bạn cần nhớ:
  • Nói càng đơn giản càng tốt
  • Nói rõ ràng
  • Nói với thái độ thật phù hợp và làm đối phương dễ chịu
  • Nói xúc tích nhưng sâu sắc, mang lại nhiều giá trị.
Cách ăn nói sẽ tạo nên ấn tượng, và ấn tượng sẽ tạo nên phong cách riêng của bạn
    1. Chú ý đến cách viết

Khác với khi nói, bạn nói và người khác nghe, sẽ rất khó nếu bạn vừa nói mà vừa… nghe chính mình nói. Hoạt động viết lại khác, bạn viết cho người khác đọc và chính bản thân bạn đọc. Cách bạn viết, người ta sẽ đánh giá:
  • Nội dung bạn viết
  • Bài viết của bạn trông như thế nào (về mặt hình thức)
  •  
Trong thời đại hiện nay, chúng ta không còn dịp viết tay nhiều nữa, có chăng chỉ là dùng ký chữ (nếu ký thì hãy làm ơn ký lớn dùm). Tuy nhiên nếu bắt buộc phải viết tay, bạn nên nhớ:
  • Viết cho dễ đọc (không yêu cầu phải đẹp).
  • Rõ ràng
  • Có phong cách riêng
  • Nghiêm túc
  • Nhất quán.
Trong mắt Đồng nghiệp Bạn thế nào ?



 Theo Lê Vũ’s Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét